image banner
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ MƯỜNG KHIÊNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ LẦN THỨ XXII, NHIỆM KỲ 2020-2025
Lịch Sử Đảng bộ xã Mường Khiêng

Mở đầu

MƯỜNG KHIÊNG – VÙNGĐẤT, CON NGƯỜI

          I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý, đơn vị hành chính:

Mường Khiêng thuộc xã vùng III của huyện Thuận Châu, cách trung tâm thị trấn huyện 30 km về phíaĐông Bắc. Tọa độ điểm trung tâm là: 21029’48độ vĩ Bắc - 103053’07” độkinh Đông. Vị trí tiếp giáp của xã, phíaĐông giáp xã Mường Bú, huyện Mường La, phía Nam giáp xã Bó Mười, phía Tây giáp xã Chiềng Ngàm, phía Bắc giáp xã Liệp Tè của huyện Thuận Châu.

Trong lịch sử, Mường Khiêng là một mường rộng lớn (bao gồm cả các địa bàn thuộc xã Bó Mười, Liệp Tè ngày nay) thuộc Mường Piềng (ngày nay một phần lớnđịa bàn thuộc xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai) châu Thuận xưa, thổâm gọi là Mường Muổi. Từ thế kỷ XV, Mường Muổi là một trong 16 châu mường Thái(xíp hốc mương Tay) rộng lớnở Tây Bắc. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, Mường Muổi thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa. Thời Nguyễn (thế kỷ XIX), trong lịch sử của người Thái (Quắm tô mương) của Thuận Châu đã thấy ghi “Mường Khiêng làm một sách”, tức trở thành mộtđơn vị hành chính thuộc Châu Thuận. Trong quá trình phát triển, địa giới hành chính Mường Khiêng có sự thay đổi. Trước Cách mạng tháng tám 1945, Mường Khiêng gọi là Chiềng Ban.Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công[1], chính quyền cách mạng thành lập, gọi là xã Mường Khiêng.

Xã Mường Khiêng sau khi thành lập chính quyền, gồm có các bản: Bản sát, bản Củ, Bản Lạn, bản Ỏ, bản Thông, bản Nhốc, bản Hang, bản Pợ (Tiếng thái gọi là Bản Pạư, do phát âm nên ghi thành Pợ), bản Khiêng, bản Pục, bản Tứn, bản Nuống, bản Hua Sát, bản Hằng, bản Nam, bản Han, bản Pồng, bản Sào Và, bản Lứa, bản Bon, bản Hốc. Năm 1979 do nhân dân các bản Khiêng, bản Pợ di dân xuống khai hoang tại khe suối Hin Lẹp dần dần đã phát triển thành bản Hin Lẹp. Năm 1993 thực hiện Nghị Quyết số 13-NQ/HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, các bản có quy mô lớnđã tách, thành lập 9 bản: bản Hụn, bản Hống, bản Tộn, bản Lứa ( A), bản Nghịu, bản Phé, bản Há, bản Xe, bản Nong Sàng.  Năm 2005, thực hiện chủ trương di dân, táiđịnh cư thủy điện Sơn La, xã Mường Khiêng đã đón nhận dân táiđịnh cư của xã Mường Bằng, huyện Quỳnh Nhai, bố trí thành bản Huổi Pản. Năm 2006 xã Mường Khiêng đón thêm bản Bó Phúc và bản Kềm, năm 2010 đón thêm bản Thuận Ơn và bản Sinh Lẹp. Như vậy đến thờiđiểm năm 2015, xã Mường Khiêng có 36 bản, là xã có số lượng bản nhiều nhất của huyện Thuận Châu. Với đặcđiểm đó cho thấy sự phong phú, đa dạng tiềm năng dồi dào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Mường Khiêng trong thời kỳ mới.

2. Đặc điểm tự nhiên:

Khí hậu, thủy văn:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm 26oC;nóng từ tháng 4 đến tháng 9;lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nắng từ tháng 4 đến tháng 8;mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 mm.

- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt, đặc trưng ở địa phương: sương mù vài điểm vùng núi cao, sương muối thỉnh thoảng có, có mưa phùn, mưa dông, mưa đá, rét đậm, rét hại thường xảy ra.

- Nguồn nước phục vụ dân sinh và sản xuất: từ các suối trên địa bàn như suối Bản Lạn, suối Nậm Khiêng; các mó nước tự chảy từ các khe nhỏ.

Tài nguyên thiên nhiên:

- Khoáng sản không có gì đáng kể chủ yếu là các núi đá vôi phục vụ cho xây dựng điển hình là Mỏ đá Hin Tu

- Thực vật tự nhiên có: trong xã hiện không còn nhiều loài thực vật quý hiếm chủ yếu chỉ còn một ít gỗ Sấu và thô lộ.

- Động vật hoang dã có: trong xã hiện còn một số ít lợn rừng và nai

Núi, đèo dốc, hang động: có hang Pha Lạt nằm ngay núi Hin Tu. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,hang Phai Lạt là nơi sơ tán, trụ sở làm việc của3 xã Bó Mười, Mường Khiêng, Liệp Tè.

- Có núi Khóp Tè chạy dài theo ranh giới Mường Khiêng - Liệp Tè, độ cao 977,3 m so với mực nước biển.

Hệ thống suối:suối bản Lạn và suối Nậm Khiêng.Suối Nậm Khiêng bắt nguồn từ bản Há xã Mường Khiêng rồi chảy vào xã Bó Mười có tổng chiều dài chạy qua xã gần 10 km.

II. DÂN CƯ, TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA

1. Dân cư

Dân cư vùng Mường Khiêng trước năm 1986 chủ yếu là người Thái[2] (Thái đen). Trong quá trình phát triển, sau năm 1986, trên địa bàn xã bắt đầu có những thành phần dân tộc khác như Kinh, Mường, Mông đến sinh sống, đoàn kết cùng xây dựng xã Mường Khiêng giầu đẹp.

Nhân dân Mường Khiêng từ lâu đời sinh sống tập trung thành từng bản, bản là đơn vị cơ sở của Mường, như câu nói của người Thái : « mi bản chăng mi mương – có bản mới có mường». Bản mường người Thái có truyền thống đoàn kết, có tính cộng đồng cao, lao động cần cù xây bản, dựng mường, chống lại thiên nhiên khắc nghiệt; anh dũng chống giặc ngoại xâm, góp phần bảo vệ quê hương, đất nước.

Các dân tộc ở Mường Khiêng cư trú có những nét riêng, nhiều bản chỉ có duy nhất dân tộc Thái sinh sống, một số ít bản có các dân tộc Kinh, Thái, Mông cùng sinh sống. Về quy mô dân số ở các bản tương đối đồng đều, trung bình mỗi bản 38,5 hộ (bản có số hộ đông nhất 80 hộ, bản có số hộ ít nhất 25 hộ); tỷ lệ nam/nữ không chênh lệch lớn (4557 nam, 4466 nữ). Khoảng cách giữa các bản với nhau và giữa các bản với trung tâm xã không lớn, cơ bản tập trung, có 8 bản (chiếm 22,22%) ở xa cách trung tâm xã từ 7 đến 15 km.

Với đặc điểm dân số và phân bố dân cư như trên phần nào phản ánh quá trình hình thành, phát triển chung của xã.

STT

Tên bản

Số hộ

Số dân

Gồm các dân tộc

Ở cách xã…km

1

Bản Nghịu

52

235

Thái

10 Km

2

Bản Sát

52

255

Thái

8 Km

3

Bản Củ

40

171

Thái

7 Km

4

Bản Lạn

41

192

Thái

8 Km

5

Bản Hua Sát

44

188

Thái

6 Km

6

Thuận Ơn

25

133

Kháng, Kinh,Mông

5,5 Km

7

Bản Ỏ

36

221

Thái

6 Km

8

Bản Thông

40

213

Thái

5 Km

9

Bản Nhốc

80

398

Thái

4 Km

10

Bản Hang

52

295

Thái

3 Km

11

Bản Lứa A

25

127

Thái

2 Km

12

Bản Pợ

62

343

Thái

2 Km

13

Bản Tộn

50

244

Thái

2,5 Km

14

Bản Hụn

48

235

Thái

1 Km

15

Bản Khiêng

51

232

Thái

0,5 Km

16

Bản Hống

40

213

Thái, Kinh

0,1 Km

17

Bản Pục

73

410

Thái

1,5 Km

18

Bản Xe

43

205

Thái

3 Km

19

Bản Tứn

43

216

Thái

3,5 Km

20

Bản Nuống

44

219

Thái

4 Km

21

Bản Há

45

223

Thái

4 Km

22

Bản Phé

40

193

Thái

6 Km

23

Bản Hằng

61

310

Thái

5 Km

24

Bản Nam

55

331

Thái

3 Km

25

Bản Han

57

251

Thái, Kinh

2,5 Km

26

Bản Pồng

59

302

Thái, Mường

4 Km

27

Bản Sào Và

55

315

Thái

3,5 Km

28

Nong Sàng

62

299

Thái, Kinh

4 Km

29

Bản Bó Phúc

67

255

Thái

6 Km

30

Bản Kềm

52

256

Thái

6,5 Km

31

Bản Lứa B

61

201

Thái

7 Km

32

Bản Bon

84

370

Thái

10 Km

33

Bản Sinh Lẹp

21

96

Thái

14 Km

34

Bản Hin Lẹp

31

134

Thái

15 Km

35

Bản Hốc

65

418

Thái

10 Km

36

Bản Huổi Pản

65

324

Thái

14 Km

2. Văn hoá

Người Tháiở Mường Khiêng thuộc ngành Tháiđen, với các dòng họ chủ yếu như họQuàng, Lù, Là, Lò, Tòng, Bạc, Lường, Cà. Là xã có người Thái sinh sống chủ yếu, do đó văn hóa Thái là đặc trưng cơ bảnở vùng đấttươi đẹp này.

Những đặc trưng cơ bản văn hóa Tháiở Mường Khiêng về tổ chức bản - mường, nhàở, gia đình, dòng họ, ăn, ở, phong tục tập quán…được khái quát như sau. Ở Mường Khiêng, người Thái từ lâu đờiđã sinh sống tập trung thành từng bản, bản là đơn vị cơ sở của Mường, câu nói của người Thái : « mi bản chăng mi mương – có bản mới có mường ». Trong một bản những năm trước thời kỳ đổi mới chủ yếu là người Thái, gồm một số dòng họ cùng sinh sống. Trong những năm gần đây do tác động bởi chính sách tái định cư cũng như nhu cầu phát triển, hôn nhân, vì vậy ở Mường Khiêng đã có mặt thêm các dân tộc như Kinh, Mường, Mông.

Tên các bản thường gọi theo đặc đặc trưng tự nhiên ở mỗi bản. Bản Hốc gọi theo tên loại cây bương (người Thái gọi là co Hốc, cây măng Hốc). Bản Lứa gọi theo cây sung (co Lứa). Bản Hin Lẹp gọi theo khe suối có cát mịn (cát mịn có nghĩa là Hin Lẹp). Bản Sinh Lẹp gồm 2 bản là bản Pom Sinh xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai, do di dân tái định thủy điện Sơn La về cư trú tại điểm bản Hin Lẹp xã Mường Khiêng, nhân dân thống nhất gọi tên ghép thành bản Sinh Lẹp. Bản Bon là bản có nguồn nước, mọc nhiều cây Bon (khoai nước) ở trung tâm ủa bản, vì vậy bản gọi theo cây bon - bản Bon, sau này dân bản khai hoang thành ao, gọi là nong Bon. Bản Pục gọi theo loại cây bưởi (co pục). Theo lời kể lại, nhân dân sinh sống tại vùng đất này đã có thời kỳ phải phá cả rừng bưởi để dựng nhà nên mới gọi là bản Pục...

Bản có những đặc trưng : có ranh giới phân định, có khu vực đất đai, vùng thiên nhiên thuộc sở hữu tập thể, khu rừng cấm, khu đất dành cho sản xuất, khúc suối được chọn để làm nơi thờ « Thần mẹ nước - chảu me nặm»; có tín ngưỡng thờ « Thần bản – Phi bản » và tổ chức lễ xên bản hằng năm. Hệ thống chức dịch của bản, trước năm 1954 có chức dịch Tạo bản. Ngày nay những đặc trưng về khu rừng cấm (đông tu sửa/ đông xên), nơi thờ «Thần mẹ nước) ở các bản thuộc xã Mường Khiêng hầu như không còn, nếu có thì vai trò cũng rất mờ nhạt trong đời sống của nhân dân bản. Các chức dịch truyền thống của bản được thay thế bởi hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã.

Nhân dân các dân tộc Mường Khiêng sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó chủ yếu trồng lúa nước, trồng trọt trên đất dốc gồm các loại cây trồng chủ yếu như ngô, sắn... Trước năm 1954, ruộng, nương ở vùng người Thái được gọi theo các hình thức sở hữu như ruộng toàn Mường «Na hang Mương», Na cuông, Na bớt; gọi theo cách thức khai phá như rộng mới khai phá gọi là Na tỷ, ruộng khai phá trên đất dốc gọi là Na hon …Ruộng toàn mường là những thửa ruộng tốt nhất được toàn Mường dành ra để chi dùng vào việc chung, nhưng tập trung trong tay một số gia đình chức dịch như tạo, phìa. Mọi người trong Mường có nghĩa vụ cày cấy và coi đó là nghĩa vụ việc Mường. Thóc thu hoạch được nhập vào kho thóc toàn Mường. Sau này do dân số tăng, một số bản ở xa trung tâm không chịu đến cày cấy, vì thế lệ mường bắt phải nộp thíc lên Mường gọi là khảu chán (thóc lười). Na cuông do các quý tộc – phìa, tạo bắt người ở (côn cuổng hươn) phải làm. Vì nhiều lý do, người làm « cuông » cũng không chịu làm, buộc phải chịu nộp thóc thay thế nên gọi là thóc giá (khảu nguột). Na bợt (ruộng chia cho chức dịch/ruộng chức). Thông thường chức dịch bản nào thì hưởng ruộng bản đó theo nguyên tắc đương chức thì hưởng, thôi chức thì trả lại ruộng cho mường. 

Về hình thức sở hữu, nguồn gốc các loại ruộng ở vùng Mường Khiêng nói riêng ban đầu là ruộng tư (do nhân dân tự khai phá, canh tác), tuy nhiên trong quá trình lịch sử, ruộng tư đã từng bước chuyển thành hình thức sở hữu chung, gọi là ruộng công, đặc biệt trong thời kỳ thực dân Pháp, phong kiến tay sai cai trị, ruộng tư đã bị các thế lực đế quốc, phong kiến tay sai tước đoạt (với các lý do như không đi phu, đi lính, hoặc bị nợ nần…), biến thành ruộng công, do các chức dịch phong kiến cai quản. Do đó hình thành các loại ruộng theo đúng hình thức sở hữu :  Na hang mương - ruộng toàn mường là ruộng công. Ruộng công được các thế lực đế quốc, phong kiến dùng để chia cho các chức dịch gồm Na bớt (ruộng bớt – chia cho gái xòe, những chức dịch đã nghỉ việc, có công với đế quốc, phong kiến tay sai), Na chức (ruộng chức – chia cho các chức dịch ngụy quân, ngụy quyền) ; Na hạp - ruộng chia cho nhân dân nhưng phải chấp nhận đi phu, đi lính, làm cuông và thực hiện các khoản đóng góp. Trong số ruộng công, ruộng chức là loại tốt nhất.

Ruộng tư, ở Mường Khiêng chiếm tỷ lệ ít so với ruộng công. Tuy nhiên số ruộng tư này chủ yếu do nhân dân khai phá nhưng bị tầng lớp trên tước đoạt.

Người Thái ở Mường Khiêng rất giỏi về kỹ thuật canh tác. Trong đó, kinh nghiệm về « dẫn thủy nhập điền » như câu thành ngữ Thái nói: mương, phai, lái, lin, lốc/cọn. Kỹ thuật chăn nuôi, canh tác nương rẫy (sản xuất trên đất dốc) của người Thái ở Mường Khiêng, kinh nghiệm chọn đất, lịch gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, các loại nông cụ đạt đến trình độ cao. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Mường Khiêng đã có nhiều chuyển biến căn bản về việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng xuất, sản lượng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác.

Ngoài sản xuất nông nghiệp là chính, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu như đan lát, trồng bông, dệt vải khá phát triển, chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt thường ngày.

Dòng họ, hôn nhân, gia đình, tín ngưỡng của người Thái ở Mường Khiêng giàu bản sắc. (…)

Trong thời kỳ mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhiều giá trị văn hóa vật chất, tinh thần tiếp tục được nhân dân bảo tồn và phát triển.

Chương I

MƯỜNG KHIÊNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)

I. Mường Khiêng trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945

Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu quá trình xâm lược nước ta.Sau khi buộc triều đìnhnhà Nguyễn đầu hàng (1884), chúng mở rộng chiếm đóng ra toàn quốc. Đầu năm 1886, thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm vùng Tây Bắc, Sơn La. Đến năm 1888, thực dân Pháp cơ bản bình định vùng Sơn La, ban đầu thực dân Pháp thiết lập chế độ quân quản, đến năm 1895 bắt đầu thực hiện các chính sách dân sự, khai thác, bóc lột nhân dân Sơn La, Tây Bắc.

Dù nằm dưới chế độ quân quản hay khi đã chuyển sang chế độdân sự, thực dân Pháp vẫn cố gắng duy trì lãnh địa của các châu, mường cũng như quyền lợi của giới cầm quyền. Tri châu, thư lại, thông lại, phìa, tạo…trở thành tay sai, quan lại của chúng, bóc lột nhân dân bằng nhiều hình thức thậm tệ. Về kinh tế, chúngđặt ra lệ ai đi phu, đi lính, đóng thuế mới được hưởng phần ruộng công. Trước năm 1945, ở Mường Khiêng có phìa Thang, tiếp đến là phìaỘ cai quản cả một vùng rộng lớn, tương đương vớiđịa bàn hành chính của 3 xã Bó Mười, Liệp Tè, Mường Khiêng hiện nay. Giúp việc cho phìa có phó phìa, tạo và các chức dịch kỳ mục: ông Pằn, ông Pọng, ông Hua Luông, ông Lam Ho.

Để ổn định cai trị vùng Sơn La, Tây Bắc, chúng tăng cường binh lực xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc ở những nơi hiểm yếu; đồng thời thực hiện âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”. Bắt đầu từ đó, dưới chính sách cai trị của thực dân và phong kiến tay sai nhân dân càng khổ cực, lầm than. Các chức dịch thì tuỳ theo từng địa bàn, tùy theo thế lực và mức độ thân tín mà chúng cắt đặt cai quản từng địa bàn (mường, chiềng, lộng, bản) và từng công việc lớn nhỏ khác nhau. Bọn quan lại từ các chức dịch nhỏ nhất đều hưởng bổng lộc, chủ yếu là ruộng đất. Việc cai quản của thực dân – phong kiến tay sai chỉ nhằm mục đích vơ vét, bóc lột, ru ngủ nhân dân trong vòng tối tăm lạc hậu để dễ bề cai trị.

Sơn La là một tỉnh vùng Tây Bắc xa xôi, núi non hiểm trở, thực dân Pháp xây dựng Nhà tù Sơn La trên đồi Khau Cả (năm 1908) ở trung tâm Tỉnh lỵ để giam cầm tù thường phạm và những người chống đối thực dân Pháp, chính quyền tay sai. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân trong cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thực dân Pháp tìm mọi cách dập tắt phong trào. Chúng tăng cường đàn áp, bắt bớ những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản lãnh đạo phong trào. Thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La nhằm giam cầm, đầy ải các chiến sĩ cách mạng, thủ tiêu ý chí chiến đấu của những người yêu nước. Nhưng thực tế từ chốn lao tù tối tăm, những người Cộng sản đã biến nhà tù thành trường học đấu tranh và tuyên truyền ánh sáng cách mạng của Đảng. Được Chi bộ nhà tù Sơn La tuyên truyền giác ngộ, nhân dân các dân tộc Sơn La đã đứng lên đi theo Đảng làm cách mạng.

Thuận Châu tiếp giáp với khu căn cứ cách mạng Mường Chanh và tỉnh lỵ Sơn La, vì vậy anh sáng cách mạng của Đảng sớm ảnh hưởng trong nhân dân, phong trào cách mạng đã bắt đầu phát triển từ bản Lầm, Nậm Lầu (nay là xã Bản Lầm và xã Tranh Đấu). Cuối tháng 6-1945, phong trào cách mạng đã lan sang bản Bó, Chiềng Ve, ở những địa bàn này đã thành lập Hội “Người Thái cứu quốc”. Hội đã tích cực bí mật tuyên truyền, giác ngộ đông đảo quần chúng ủng hộ cách mạng. Thực tế, đến tháng 6 năm 1945, ở một số địa bàn Thuận Châu đã thành lập được tổ chức cách mạng - Hội “Người Thái cứu quốc”, các địa bàn dù chưa thành lập được cơ sở cách mạng nhưng thông qua nhiều đường thông tin, đông đảo nhân dân đã được tuyên truyền và giác ngộ cách mạng, tạo tiền đề căn bản để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tháng 5-1945, chiến tranh thế giới thứ hai có sự chuyển biến mau lẹ. Quân đội Xô viết và phe Đồng minh đã tiêu diệt phát xít Đức - Ý, giải phóng châu Âu. Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và đánh tan quân đội Quan Đông tinh nhuệ nhất của chúng ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Sự kiện này trực tiếp tác động đến phát xít Nhật ở Đông Dương, làm cho chúng hoang mang dao động đến tột độ và đang đứng trước nguy cơ tan rã. Đây là thời cơ hết sức thuận lợi để nhân dân Việt Nam đứng lên giành chính quyền, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Trước diễn biến mới, Trung ương Đảng đã triệu tậphội nghị toàn quốc từ  ngày 13 đến ngày 15-8-1945, phân tích, đánh giá tình hình và khẳng định: Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi và ra chủ trương kịp thời lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.

Ở tỉnh Sơn La, không khí cách mạng sục sôi hơn lúc nào hết, ngày 22-7-1945, Phù Yên được sự giúp đỡ của lực lượng cách mạng ở căn cứ Vần - Hiền Lương (Phú Thọ, Yên Bái), nhân dân đã nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.

Sáng ngày 22-8-1945, dưới sự chỉ huy của hai đồng chí Quàng Đôn và Đỗ Trọng Thát, đội quân khởi nghĩa gồm 20 tay súng xuất phát từ bản Thé (xã Chiềng Xôm) theo hướng đường 41 tiến về châu lỵ Thuận Châu. Trong khi đó,đội quân ở Bản Lầm, Nậm Lầu có sự phối hợp của một bộ phận quân khởi nghĩa của Mường Chanh theo đường Muổi Nọi kéo lên châu lỵ.Tới Muổi Nọi, gặp cánh quân khởi nghĩa từ Mường La lên, hai cánh quân hợp thành một đội quân đông đảo, được quần chúng tích cực ủng hộ tiến về châu lỵ. Khoảng 2h sáng ngày 23-8-1945, đoàn quân khởi nghĩa tiến vào bao vây châu đường, nổ súng thị uy, được Cai Piệng[3] làm nội ứng đã ra lệnh cho đội lính dõng không được chống trả, nộp vũ khí đầu hàng. Một cánh quân khác tiến thẳng vào tư dinh của tri châu Bạc Cầm Quý. Trước khí thế áp đảo của đội quân cách mạng, Bạc Cầm Quý nhanh chóng đầu hàng, giao nộp ấn tín cho lực lượng cách mạng. Đồng chí Quàng Đôn, Đỗ Trọng Thát đại diện cho lực lượng khởi nghĩa tuyên bố trước đông đảo đồng bào: Từ nay xóa bỏ chế độ cũ, xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi của phìa tạo, chức dịch; nhân dân được sống trong độc lập, tự do và làm chủ cuộc sống của mình; kêu gọi nhân dân ủng hộ chính quyền cách mạng để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, ra thông cáo cho các xã, bản xóa bỏ chế độ phìa tạo, lập chính quyền cách mạng ở cơ sở.

Do nằm xa cách trung tâm huyện lỵ cũng như xa các vùng có phong trào cách mạng phát triển, vì vậy trong thời kỳ vận động cách mạng và khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào cách mạng ở vùng Mường Khiêng chưa phát triển. Tuy nhiên, sau khi chính quyền thực dân, phong kiến tay sai sụp đổ, hệ thống chính quyền phong kiến tay sai ở Mường Khiêng cũng rệu rã, sụp đổ. Chính quyền cách mạng ở Mường Khiêng thành lập, ông Quàng Văn Đức (ở bản Pục) được cử làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng, ông Quàng Văn Đôi (bản Pục) được cử làm Phó chủ tịch Ủy ban cách mạng, ông Lò Văn Kinh (bản Pợ) được cử làm Thư ký Ủy ban cách mạng xã Mường Khiêng.

          Cuộc khởi nghĩa ở Thuận Châu dưới sự chỉ đạo của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Sơn La, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cánh quân vì vậy cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Thuận Châu diễn ra nhanh gọn, không đổ máu, thắng lợi. Hệ thống chính quyền phong kiến tay sai ở cơ sở theo đó rệu rã, sụp đổ. Chính quyền cách mạng dân chủ nhân dân thành lập ở châu và các xã. Thắng lợi cuộc khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Thuận Châu thể hiện sức mạnh tinh thần yêu nước, giác ngộ cách mạng của nhân dân các dân tộc, là kết quả tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng của cán bộ cách mạng thông qua khu căn cứ cách mạng Mường Chanh (huyện Mai Sơn). Thắng lợi ở Thuận Châu đã góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

II. Nhân dân Mường Khiêng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

Tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945 thành công rực rỡ, ngày 02-9-1945, tại Vườn hoa Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên bố chế độ dân chủ nhân dân được thiết lập trên cả nước.

Ngày 31-8-1945, quân Tưởng với danh nghĩa Đồng minh giải giáp quân đội Nhật, kéo vào tỉnh lỵ, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng tỉnh Sơn La. Trước những diễn biến mới, Tỉnh bộ Việt Minh Sơn La, Ủy ban nhân dân cách mạng đã tập trung lãnh đạo nhân dân các dân tộc xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, phát động phong trào tăng gia sản xuất, giúp đỡ lẫn nhau klhawcs phục khó khăn, triển khai hỗ trợ nhân dân một số mặt hàng cứu trợ như muối ăn, vải mặc, nông cụ sản xuất; tuyên truyền và vận động nhân dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới; thương thuyết với quân Tưởng và khéo léo đuổi chúng ra khỏi địa bàn Sơn La. Quân Tưởng rút, tháng 11-1946, hai tiểu đoàn tàn quân Pháp trước đây chạy trốn quân Nhật sang Vân Nam (Trung Quốc) đã câu kết với Đèo Văn Long quay trở lại xâm chiếm Lai Châu.

Cuối tháng 3-1946, từ Tuần Giáo, thực dân Pháp đánh xuống Thuận Châu. Địch tràn xuống chiếm Mường É. Tháng 4-1946, thực dân Pháp ồ ạt tấn công Thuận Châu bằng hai cánh quân, một cánh quân từ Tuần Giáo theo đường 41 xuống chiếm Châu lỵ, một cánh quân theo đường sông Đà tràn xuống Mường Sại, Chiềng Bằng, Chiềng Khoang, tiến ra ngã ba Tông Lệnh và án ngữ Chiềng Pấc. Chiếm được Châu lỵ, thực dân Pháp tiếp tục mở các cuộc càn quét vào các khu vực: Muổi Nọi, Bản Lầm, Nậm Lầu (Lúc này gọi là Tranh Đấu), Mường Khiêng, Bó Mười, quyết tâm đánh chiếm Sơn La để làm bàn đạp tấn công xuống Hòa Bình, Phú Thọ, thọc sâu vào căn cứ Việt Bắc, mở rộng phạm vi chiếm đóng, tấn công sang Lào...thực hiện bằng được âm mưu chiếm đóng ba nước Đông Dương.

Trước những hành động xâm lược của kẻ thù, Trung ương Đảng đã điều  các đại đội vũ trang lên Sơn La, Tây Bắc để đánh trả, ngăn chặn bước tiến của địch. Các đội tự vệ của Mường Chanh, Mường La, Phù Yên, Thuận Châu đã cùng với các đại đội vũ trang anh dũng đánh trả, nhưng do thế địch mạnh, buộc các đội vũ trang phải rút lui.

Trong tháng 4 năm 1946, huyện Thuận Châu đã bị địch đánh chiếm và kiểm soát hoàn toàn. Chiếm được Thuận Châu, thực dân Pháp tập trung củng cố bộ máy ngụy quyền từ châu đến xã, bản, gọi bọn thống trị cũ, tầng lớp trên ra lập chính quyền bù nhìn, nhằm bình định lâu dài, đồng thời chúng lùng sục, bắt bớ, trả thù những gia đình có con em theo kháng chiến. Thực dân Pháp ra sức tuyển mộ ngụy quân để bổ sung lực lượng, thành lập hệ thống mật vụ, chỉ điểm khắp nơi, đồng thời ra sức tuyên truyền chia rẽ, lừa phỉnh nhân dân. Chúng đưa Bạc Cầm Quý trở về làm Tri châu Thuận Châu. Bạc Cầm Quý đã gom nhân dân ở Châu lỵ và các chức dịch phìa, tạo tuyên truyền nói xấu cách mạng, chia rẽ nhân dân giữa các vùng, các dân tộc.

Cùng với việc duy trì lực lượng lính Thái đóng ở các địa phương, thực dân Pháp tổ chức lập đồn, điểm chốt chặn ở các nơi xung yếu: Vùng Sông Mã chúng đóng ở bản Pàn, bản Pịn (Mường Lầm)[4], vùng dọc sông Đà chúng đóng ở Mường Sại nhằm chặn hướng tấn công của ta ở Mường La lên, dọc quốc lộ 41 (quốc lộ 6 hiện nay), địch tập trung lực lượng quân sự đóng đồn tại Chiềng Pấc. Hoạt động của địch ở các đồn nhằm chặn các tuyến giao thông liên lạc, vận chuyển lương thực, vũ khí, đàn áp các phong trào đấu tranh và bóc lột, vơ vét của cải của nhân dân.

Địa bàn huyện Thuận Châu nói chung, địa bàn xã Mường Khiêng nói riêng từ đầu năm 1947 đã bị địch cơ bản kiểm soát - vùng hậu địch, cán bộ Việt Minh vào tuyên truyền, xây dựng cơ sở kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn do sự bao vây, phong tỏa gắt gao của kẻ thù.

Ngày 29-2-1948, Tổng chỉ huy quân đội Quốc gia Việt Nam ra mệnh lệnh thành lập Ban xung phong Tây Bắc với mục đích mở đường tiến lên Điện Biên Phủ, mở mặt trận trong lòng địch ở Lai Châu.

Chấp hành Chỉ thị của Bộ Tổng chỉ huy và Nghị quyết của Hội nghị Đảng bộ Liên khu X, Bộ Tư lệnh liên khu đã tập trung bộ đội, cán bộ chính trị người địa phương tổ chức thành các đội vũ trang tuyên truyền, các đại đội độc lập đưa vào vùng hậu địch. Quân khu ủy chia chiến trường Tây Bắc thành bốn khu, trên cơ sở các đội vũ trang tuyên truyền được thành lập và đi vào hoạt động ở những địa bàn được phân công.

Ngày 31-3-1948, Ban Thường vụ Liên khu ủy X ra quyết định về việc thành lập Ban Xung phong Trung Dũng. Cán bộ, chiến sỹ trong Ban Xung phong Trung Dũng phần lớn là người Sơn La, trong đó có rất nhiều chiến sỹ là con em nhân dân các dân tộc Thuận Châu được điều động từ Trung đoàn 148, là những người am hiểu về tiếng nói, phong tục tập quán, địa bàn nơi đội có trách nhiệm vào công tác.

 Phương châm hoạt động của Ban xung phong: kết hợp chính trị với vũ trang nhưng coi trọng công tác chính trị, lấy chính trị làm gốc, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, xây dựng cơ sở cách mạng. Dùng sức mạnh quân sự làm áp lực để phục hồi, phát triển cơ sở quần chúng, đưa quần chúng ra đấu tranh với địch nhằm nối liền các khu căn cứ kháng chiến trong lòng địch, mở rộng vùng tự do, thu hẹp vùng kiểm soát của địch.

Cùng với việc tổ chức các Ban Xung phong hoạt động trong lòng địch, Quân khu ủy chủ trương: mỗi trung đoàn chủ lực chỉ lập một tiểu đoàn tập trung, còn lại phân tán thành các đại đội độc lập về địa phương phối hợp cùng các ngành dân, chính, đảng vận động, tổ chức nhân dân tiến hành chiến tranh du kích, chống địch càn quét, bảo vệ nhân dân, thu thập tin tức, chuẩn bị chiến trường tiến tới tổng phản công. Thực hiện chủ trương trên, tại địa bàn Sơn La, sau khi Mộc Hạ lập được khu tranh đấu, Quân khu ủy đã lần lượt điều các đại đội độc lập lên Sơn La: Đại đội 860, 870, 818, 834, 822. Các đại đội này đã bí mật tiến vào hậu địch, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng nhân dân hiểu rõ về chủ trương, đường lối kháng chiến của Đảng, cảnh giác trước luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch; hướng dẫn cơ sở xây dựng lực lượng du kích, tổ chức huấn luyện kỹ chiến thuật đánh du kích, xây dựng cơ sở kháng chiến, tổ chức tập kích vào các điểm chốt chặn, tiêu hao sinh lực địch.

Với biện pháp tổ chức lực lượng xung phong vũ trang vào hậu địch để tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng cơ sở kháng chiến của Tỉnh ủy, của Quân khu ủy, vì vậy địa bàn tự do của tỉnh Sơn La đã từng bước được mở rộng, giữa năm 1948 đã kiểm soát được phần lớn địa bàn Mộc Châu, một phần địa bàn của huyện Phù Yên. Nhiệm vụ gây cơ sở trong vùng địch chiếm đóng ở các huyện[5] phía Bắc của tỉnh đặt ra cần kíp, không thể trì hoãn, trong khi đó Quân khu đã tăng cường cho Sơn La lực lượng vũ trang tuyên truyền gây cơ sở quần chúng và các đại đội độc lập làm áp lực về quân sự. Chính vì vậy, tháng 5-1948, Tỉnh ủy Sơn La quyết định thành lập hai đội xung phong vũ trang tuyên truyền của tỉnh mang tên “Quyết Tiến” và “Chiến Thắng”, hai đội có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền, giác ngộ nhân dân, gây cơ sở cách mạng theo dọc biên giới Việt – Lào và dọc sông Đà. Cùng với Ban Xung phong Trung Dũng, hai đội xung phong vũ trang tuyên truyền của tỉnh đã tích cực hoạt động, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mọi vòng kiểm soát ngặt nghèo của kẻ thù, được sự hỗ trợ của các đại đội độc lập đã tiến hành xây dựng cơ sở cách mạng rộng khắp ở các huyện, nhất là Mai Sơn, Mường La.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, tháng 3 năm 1948, Tỉnh ủy Sơn La quyết định sáp nhập huyện Mai Sơn và huyện Thuận Châu thành liên huyện Mai - Thuận, thuộc liên tỉnh Sơn – Lai[6] (thành lập ngày 27.4.1948). Dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự liên huyện Mai - Thuận, phong trào kháng chiến ở địa phương tiến tục được thúc đẩy phát triển.

Song song với việc tổ chức tuyên truyền, xây dựng cơ sở kháng chiến trong vùng địch, các đội vũ trang tuyên truyền chú trọng tổ chức xây dựng lực lượng du kích xã, bản. Đến cuối năm 1948, đầu năm 1949, hai đội xung phong của tỉnh đã xây dựng được những khu du kích nổi tiếng như: Ý Lương, Mường Mần, Hát Lót, Mường Sai, từ đó phát triển sang sông Mã; phía Mường La có Mường Bú, Mường Chùm, Mường Bằng. Lực lượng du kích được hình thành và phát triển đã cùng với nhân dân chống địch khủng bố, giúp dân tăng gia sản xuất, bảo vệ mùa màng, gặt hái, cất dấu lương thực, lập lũng lán bí mật.

Như vậy, từ chỗ bị địch kiểm soát hoàn toàn, đến cuối năm 1948, phong trào cách mạng ở Sơn La đã phát  triển mạnh mẽ khiến địch hoang mang. Âm mưu lập vành đai trắng của địch từng bước bị thất bại, cơ sở cách mạng được xây dựng rộng khắp, không kể Thuận Châu, năm huyện còn lại đều có cơ sở vững vàng.

Huyện Thuận Châu nằm cách xa trung tâm kháng chiến của tỉnh, lực lượng cán bộ mỏng, nên chưa tổ chức được lực lượng vào các địa bàn thuộc Thuận Châu hoạt động gây cơ sở hiệu quả. Trong khi đó bộ máy ngụy quân, ngụy quyền ở các xã huyện Thuận Châu được Pháp tổ chức hết sức chặt chẽ từ huyện tới các mường, bản và đây cũng là nơi điển hình về sự tập trung quyền lực thống trị của Pháp và bọn tay sai. Thực dân Pháp hết sức quan tâm tới Thuận Châu, chúng ra sức tuyên truyền, lừa phỉnh nhân dân, ca ngợi nước Pháp bảo hộ, nói xấu, vu khống Việt Minh và tuyên truyền rằng cuộc kháng chiến dưới sjw lãnh đạo của Đảng sớm thất bại, chúng còn ra sức tô vẽ cho cái gọi là “Xứ Thái tự trị” để chia rẽ nhân dân. Ngoài ra, chúng tổ chức đội võ trang “Thanh niên Thái” được trả lương chuyên đi do thám ở các bản nhằm phát hiện trong nhân dân những biểu hiện chống đối Pháp và tìm dấu vết hoạt động của Việt Minh. Chúng luôn ráo riết hoạt động với chủ trương: bản nào có Việt Minh - giết cả bản, nhà nào có Việt Minh - giết cả nhà. Tổ chức do thám của địch ở Thuận Châu phát triển tương đối nhanh, bản lớn thì có 5 đến 6 tên, tổ chức thành hai tổ, bản nhỏ thì có 2 đến 3 tên, chúng hoạt động bí mật, ăn mặc như thường dân chà trộn vào dân, tổ nọ không biết tổ kia, phân công nhau chịu trách nhiệm trong từng mường, bản, từng con đường đi vào bản.  

Thực hiện chủ trương đưa cán bộ vào hoạt động trong vùng sau lưng địch, trên các địa bàn huyện Thuận Châu (ngoài địa bàn vùng cao Long Hẹ) lực lượng xung phong vũ trang tuyên truyền tiến vào muộn hơn. Đến đầu năm 1949, một bộ phận của Đội xung phong vũ trang tuyên truyền Trung Dũng, một số đại đội độc lập và cán bộ dân vận của tỉnh Sơn La như: Lương Sơn, Lê Doanh, Lê Sao, Anh Châu… mới vào được một số địa bàn của huyện Thuận Châu, bắt đầu gây dựng cơ sở kháng chiến ở Muổi Nọi, Mường Pịn, Mường Piềng (xã Chiềng Khoang ngày nay). Riêng cơ sở xã Mường Khiêng đã thành lập được đội du kích[7], đầu tiên ông Quàng Văn Chọi (bản Sát) làm Đội trưởng, Quàng Văn Tiêng (bản Nhốc) làm Đội phó.

Cùng với tập trung mở rộng cơ sở kháng chiến ra các địa bàn thuộc huyện Thuận Châu, ngày 16-7-1949, đồng thời với phát động nhân dân Chiềng Xôm (Mường La) tranh đấu, Tỉnh ủy chỉ đạo, tổ chức cho nhân dân xã Mường Khiêng ra đấu tranh với địch và đã giành được thắng lợi vang dội.

Để đối phó với phong trào kháng chiến ngày càng lớn mạnh của nhân dân Thuận Châu, thực dân Pháp đã tập trung quân đánh vào các khu tranh đấu. Từ ngày 5 đến ngày 10-10-1949, chúng tập trung hơn 1.000 quân chia làm 3 mũi, càn quét hai xã Mường Khiêng (Thuận Châu) và Mường Chanh (Mai Sơn). Một mũi từ Pắc Ma (Quỳnh Nhai) vượt sông Đà đánh tạt xuống Mường Piềng (nay thuộc huyện Quỳnh Nhai); một cánh quân từ Mường La qua Tạ Bú đánh thọc sang; một cánh quân từ Thuận lỵ đánh xuống Mường Khiêng. Ta chặn đánh cả ba cánh quân. Lực lượng du kích Mường Khiêng mặc dù mới được thành lập, lại ở xa các đơn vị chủ lực, trang bị hết sức thiếu thốn nhưng đã sát cánh cùng bộ đội chủ lực bảo vệ nhân dân, anh dũng đánh địch đông với quân số lên 500 quân tới càn quét, khủng bố. Ngày 11-10-1949, quân địch phải rút lui về đóng đồn ở Chiềng Pấc để ngăn cản ta tiến vào Thuận Châu.

Như vậy, từ đầu năm 1949, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy, sự phối hợp của các đơn vị chủ lực của Quân khu, lực lượng quân sự và cán bộ chính trị được tăng cường đã liên tiếp tấn công vào vùng địch tạm chiếm. Nhân dân Mường Khiêng, Thuận Châu sống dưới ách kìm kẹp của chính quyền thực dân, phong kiến tay sai, luôn bị chúng chúng lôi kéo, lừa phỉnh, đe dọa và bóc lột tàn nhẫn đã oán ghét, căm giận quân xâm lược. Khi được cán bộ tuyên truyền, vận động nhân dân Mường Khiêng, Thuận Châu đã kiên quyết đứng lên đấu tranh. Không những tham gia đấu tranh, gan dạ, khéo léo đấu tranh hiệu quả với địch, nhân dân Mường Khiêng còn tích cực nuôi giấu, che chở, bảo vệ cán bộ và bộ đội đến hoạt động, góp phần đắc lực vào cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

          Sau khi xây dựng được các cơ sở kháng chiến trong nhân dân, phát động nhân dân đấu tranh vũ trang, kiểm soát được một số vùng của Thuận Châu, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo củng cố chính quyền dân chủ nhân dân. Tháng 12-1949, Ủy ban kháng chiến hành chính Thuận Châu được thành lập, đồng chí Lương Sơn (tức Lường Xuân Yến) làm Chủ tịch.

Ngay sau khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trên địa bàn huyện Thuận Châu địch kiểm soát rất gắt gao, mặt khác số lượng cán bộ tỉnh Sơn La thời kỳ này rất mỏng nên cán bộ chưa vào hoạt động được ở Thuận Châu. Do vậy, từ khi Pháp chiếm lại Thuận Châu cho đến đầu năm 1949, ở Thuận Châu chưa thành lập được tổ chức cơ sở Đảng. Chính vì vậy Đảng bộ tỉnh chủ trương đưa một số cán bộ dân vận của tỉnh lên hoạt động gây cơ sở và tổ chức một chi bộ độc lập gồm 7 đồng chí[8], chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Với số lượng ít, địa bàn rộng, các đồng chí đảng viên phải phụ trách từng khu vực nhưng vẫn luôn giữ liên lạc, có sự bàn bạc, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Trải qua thực tế hoạt động trong điều kiện bí mật, thiếu thốn mọi mặt và kẻ thù luôn rình rập nhưng các đồng chí đã vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, bám sát tình hình thực tiễn, từng bước xây dựng cơ sở cách mạng trong lòng địch. Do địa dư hoạt động quá rộng lại bị quân địch luôn lùng sục, bủa vây nên việc phát triển đảng ở cơ sở vô cùng khó khăn. Trước yêu cầu phát triển phong trào kháng chiến ở Thuận Châu, Tỉnh ủy Sơn La chủ trương thành lập Ban Cán sự Đảng Thuận Châu. Ngày 01.01.1950, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã họp và phân công đồng chí Đỗ Anh Châu – Tỉnh ủy viên làm Trưởng Ban cán sự, trực tiếp chỉ đạo phong trào kháng chiến ở Thuận Châu.

Huyện Thuận Châu là địa phương cuối cùng trong tỉnh thành lập Ban cán sự Đảng. Điều đó khẳng định sự phát triển vững mạnh phong trào kháng chiến của tỉnh Sơn La đưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy, đồng thời cho thấy phạm vi vùng địch kiểm soát đã bị thu hẹp. Từ đây phong trào kháng chiến của huyện được Ban Cán sự Đảng trực tiếp lãnh đạo, rìu dắt.

          Bước vào năm 1950, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và Liên khu X, các đại đội độc lập trên địa bàn tỉnh Sơn La rút về để xây dựng trung đoàn chủ lực. Trên chiến trường Thuận Châu chỉ còn Đại đội 438 (Trung Dũng) và một Trung đội bộ đội địa phương, một số trung đội du kích đứng chân ở vùng cao Long Hẹ và vùng Mường Bám với nhiệm vụ tiếp tục tiến lên Điện Biên. Do vậy phong trào kháng chiến của nhân dân Thuận Châu thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều cơ sở cách mạng bị địch tập trung khủng bố, phá vỡ, một số du kích không chịu nổi gian khổ, hy sinh đã đầu hàng địch. Toàn huyện Thuận Châu chỉ còn cơ sở vùng Long Hẹ được giữ vững.

Do tập trung lực lượng lớn, cơ động tác chiến nên 8 tháng đầu năm 1950, địch giành thế chủ động trên chiến trường Tây Bắc. Chúng tập trung phối hợp chặt chẽ các lực lượng càn quét dữ dội vào các khu vực ta kiểm soát, đánh úp dân, lùng bắt cán bộ, cướp phá kho lương thực… làm cho các cơ sở kháng chiến gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở tan rã. Vùng Mường Khiêng bị địch càn quét ác liệt, nhiều bản phải chạy vào rừng sâu để tránh địch.

Để chủ động đối phó với địch, ngày 26-01-1950, Tỉnh ủy đã chỉ thị cho Ban Cán sự Thuận Châu tập trung củng cố ráo riết các vùng có vị trí chiến lược quan trọng như vùng Mường Khiêng, Muổi Nọi,  khu Long Hẹ; phát triển mạnh mẽ cơ sở bí mật xung quanh huyện lỵ, vùng Long Hẹ và dọc đường 41; phối hợp chặt chẽ và giữ vững liên lạc với Đội Trung Dũng và Đội Quyết Tiến, Mai Sơn và Mường La. Tập trung củng cố các đội du kích xã, bản trong vùng tranh đấu; thành lập Trung đội chủ lực, tổ chức và nắm vững các đội du kích người Mông; đẩy mạnh đấu tranh vũ trang trong lòng địch, đồng thời chặn đường liên lạc, tiếp tế của địch từ Thuận Châu đi Sơn La, giữa Mường Lầm và Thuận Châu.

Thực hiện sựn chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy, dưới sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng huyện Thuận Châu, được các đội xung phong Trung Dũng và Quyết Tiến do Liên khu điều lên, vì vậy phong trào kháng chiến, lực lượng du kích ở Mường Khiêng tiếp tục được củng cố, tích cực phối hợp với bộ đội chủ lực, các đội công tác cơ sở của tỉnh hoạt động trong lòng địch. Các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân Mường Khiêng giác ngộ, ủng hộ kháng chiến, cảnh giác âm mưu, thủ đoạn mua chuộc, bắt lính…tiếp tục được đẩy mạnh, tạo cơ sở vững chắc để bộ đội chủ lực tiến vào giải phóng quê hương.

          Tháng 9-1952, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Tây Bắc nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng nhân dân khỏi ách kìm kẹp của thực dân Pháp, giải phóng một bộ phận đất đai ở Tây Bắc, mở rộng khu căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 14-10-1952, đợt 1 của chiến dịch Tây Bắc bắt đầu. Sau 11 ngày đêm (từ ngày 14đến ngày 24.10.1952) chiến đấu kiên cường, đợt 1 của chiến dịch kết thúc thắng lợi, Phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên, vùng Tả ngạn Mường La và huyện Quỳnh Nhai được giải phóng.

Sau khi rút kinh nghiệm đợt 1 và củng cố lực lượng, Bộ Chỉ huy chiến dịch Tây Bắc quyết định bước vào đợt 2 với nhiệm vụ vượt sông Đà tiêu diệt địch, giải phóng Sơn La, Lai Châu. Từ ngày 17 đến 22-11-1952, các đơn vị bộ đội chủ lực đã tấn công mạnh vào các đồn địch, giải phóng Mộc Châu, Yên Châu… Phối hợp với các đơn vị, một cánh quân đánh vu hồi từ Bắc Sơn La và Nam Lai Châu gồm Trung đoàn 165 và Tiểu đoàn 910 (thuộc Trung đoàn 148) đã tiến công giải phóng Luân Châu, Tuần Giáo; sau đó tiến vào giải phóng Thuận Châu ngày 21-11-1952. Cùng với nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La, nhân dân Mường Khiêng được hoàn toàn giải phóng, là bước ngoặt lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân dân Mường Khiêng. Từđây, nhân dân được sinh sống trong chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân, dưới sự lãnhđạo củaĐảng cộng sản Việt Nam.

Trước nguy cơ bị mất hoàn toàn Tây Bắc, thực dân Pháp cấp tốc xây dựng Nà Sản thành tập đoàn cứ điểm, gom toàn bộ số quân còn lại co về Nà Sản và tăng thêm binh lực cho cứ điểm này thành một hệ thống phòng thủ liên hoàn hòng làm “Con đê ngăn sóng” tiến công của Việt Minh. Đêm 30-11-1952, ta tổ chức tấn công đợt thứ 3 vào cứ điểm Nà Sản, địch phản kích quyết liệt. Nhận thấy bộ đội ta chưa được huấn luyện về kỹ chiến thuật đánh tập đoàn cứ điểm lớn,  ngày10-12-1952 Bộ Chỉ huy quyết định kết thúc chiến dịch.

Sau ngày được hoàn toàn giải phóng, thực hiện sự chỉđạo của Ban cán sự huyện Thuận Châu, hệ thống tổ chức chính trị xã Mường Khiêng sớm được củng cố, kiện toàn, ông Quàng Văn Đức làm Chủ tịch Ủy ban hành chính, ông Quàng Văn Đôi làm Phó chủ tịch UBHC, ông Lò Văn Kinh làm Thư ký[9];các tổ chức đoàn thể quần chúng: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Nông hội được thành lập. Chính quyền, các tổ chứcđoàn thể quần chúng tuy mới được thành lập nhưng hăng hái, sôi nổi hướng dẫnnhân dân Mường Khiêng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chào mừng thắng lợi, đồng thời bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, xây dựng chế độ mới, tích cực ủng hộ lương thực, thực phẩm, tham gia dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Ngày 7.5.1954, sau 56 ngày đêm chiến đấu, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, chỉ huy của Tổng quân ủy Trung ương, quân và dân ta đã chiến thắng oanh liệt; chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hoà bình lập lại trên toàn miền Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thuận Châu, nhân dân các bản thuộc Mường Khiêng tích cực tăng gia sản xuất, xây dựng cuộc sống mới và xây dựng quê hương, bản mường ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Chương II

NHÂN DÂN MƯỜNG KHIÊNG GÓP PHẦN THỰC HIỆN CUỘC XÂY DỰNG XHCN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1955-1975)

I.  Chi bộ Đảng xã Mường Khiêng được thành lập, lãnh đạo nhân dân khôi phục sản xuất, xây dựng cuộc sống mới (1955 – 1965)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chếđộ XHCN ở miền Bắc vàđấu tranh chốngđế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhấtđất nước.

Bước vào thực hiện nhiệm vụ khôi phục sản xuất, xây dựng đời sống mới, nhân dân Mường Khiêng có thuận lợi, nhưng cũngđối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cuộc kháng chiến thắng lợi, nhân dân được sống trong chế độ độc lập, tự do, là động lực tinh thần to lớn cổ vũ, động viên nhân dân hăng hái trong các phong trào thi đua xây dựng cuộc sống mới. Tổ chức bộ máy chính quyền, cácđoàn thể quần chúng bước đầu hình thành, từng bước phát huy vai trò lãnhđạo, quản lý, hướng dẫn nhân dân sản xuất, phát triển văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội không cóđiều kiện để phát triển, kết cấu hạ tầng bị tàn phá, chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã làm cho đạiđa số nhân dân mù chữ, lạc hậu, đói khổ.

Bước vào thời kỳ mới, ngày 29-4-1955, Chính phủ ra Sắc lệnh số 230-SL/CP về việc thành lập Khu tự trị Thái – Mèo, bỏ cấp tỉnh, các huyện đổi gọi thành châu trực thuộc Khu. Thuận Châu là một trong 18 châu trực thuộc Khu tự trị Thái – Mèo. Xã Mường Khiêng thuộc huyện Thuận Châu, Khu Tự trị Thái – Mèo. Các cơ quan của Khu tự trị đóng trên địa bàn thị trấn Thuận Châu. Dưới sự chỉ đạo của Khu và Ban cán sự Đảng Thuận Châu, công tác tuyên truyền, giáo dục về mục đích, ý nghĩa việc thành lập Khu tự trị Thái – Mèo được các xã đẩy mạnh triển khai. Qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhân dân Mường Khiêng hiểu rõ chủ trương, chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và thấy rõ âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của kẻ thù đối với cách mạng nước ta. Việc thành lập khu tự trị Thái - Mèo nhằm: "... làm cho các dân tộc anh em dần dần tự quản lấy mọi công việc của mìnhđể mau chóng phát triển kinh tế và văn hoá của mình, để thực hành các dân tộc bìnhđẳng về mọi mặt"[10].

Cùng với cuộc vận động thành lập Khu tự trị Thái – Mèo, thực hiện chủ trương của Ban cán sự huyện Thuận Châu, Ủy ban hành chính xã Mường Khiêng đã tích cực triển khai các nhiệm vụ cấp bách trước mắt như tiến hành cuộc vận động chỉnh lý ruộng đất[11]. Đây là cuộc vận động chính trị cóý nghĩa sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về giai cấp, đoàn kết ; xóa bỏ tàn dư bóc lột của đế quốc, phong kiến. Xácđịnh rõ mụcđích, yêu cầu, chính quyền xã Mường Khiêng được sự hướng dẫn, phối hợp trực tiếp của tổ công tác do Châu ủy cử xuốngđã triển khai theo các bước đảm bảo chặt chẽ: tuyên truyền, tổ chức cho nhân dân học tập về chủ trương, chính sách chỉnh lý ruộng đất; điều tra về diện tích ruộng đất, sản lượng, nhân khẩu; tổ chức cho các gia đình tự kê khai sản lượng, nhân khẩu; phát động quần chúng nhân dân tự phê bình, phê bình với tinh thần dân chủ, công khai; bầu ban tạm chia và chia ruộng.

Cuộc vận động chỉnh lý ruộng đất ở Mường Khiêng là đợt sinh hoạt chính trị diễn ra sôi nổi, dân chủ, công khai, thu hút toàn thể nhân dân các dân tộc tham gia. Nhân dân được quán triệt kỹ nội dung nghị quyết chỉnh lý ruộng đất của Tỉnh ủy Sơn La, trong đó bàn bạc, hướng dẫn về cách thức phân loại ruộng, kê khai sản lượng, phương pháp chia ruộng, đối tượng được chia ruộng… Qua cuộc vận động chia ruộng đất, nhân dân đã được bồi dưỡng lập trường chính trị, đường lối, chính sách đoàn kết, bình đẳng, tự do, độc lập của Đảng, Nhà nước. Qua cuộc vận động, đặc quyền đặc lợi của phong kiến tay sai cơ bản bị thủ tiêu. Nông dân lao động được chia ruộng, phấn khởi, hăng hái trong các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no.

Tuy nhiên trong quá trình tổ chức bình nghi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, cuộc vận động chỉnh lý - chia ruộng đất ở xã Mường Khiêng còn những mặt hạn chế. Một số gia đình bị bình nghi sai thành phần, bị quy là thành phần gia đình địa chủ, phú nông bóc lột; ruộng chia có nơi chưa thật đảm bảo công bằng, đáp ứng yêu cầu “rút nhiều bù ít, rút tốt bù xấu, rút gần bù xa”.

 Sau khi hoàn thành việc chia ruộng vào cuối năm 1954, từ đầu năm 1955, chính quyền xã Mường Khiêng tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ cấp bách, trong tâm như tuyên truyền, vận động nhân dân các bản xây dựng lại nhà cửa, làng bản, xây dựng tổ đổi công nhằm giúp đỡ lẫn nhau tăng gia sản xuất lương thực, tích cực trồng màu để chốngđói, trồng bông dệt vải để trống rách ; thanh toán tạm vay lương thực, thực phẩm của Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến cho các hộ gia đình. Vận động nhân dân tu bổ lại mương phai, khai khẩn mở rộng diện tích sản xuất, khôi phục những diện tích ruộng bị bỏ hoang; khôi phục lại cácđường giao thông trong bản, trong xã. Bài trừ hủ tục mê tín dịđoan, thực hiện nếp sống văn hoá mới, vệ sinh làng bản, phòng ngừa dịch bệnh; tổ chức mở lớp bình dân học vụ. Không khí thi đua tăng gia sản xuất, xây dựng đời sống mởiở Mường Khiêng diễn ra sôi nổi, giành được nhiều kết quả tích cực. Phong trào "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều" được nhân dân tích cực hưởngứng. Công tác phân phối hàng cứu trợ như lương thực, quầnáo, nông cụ sản xuất được triển khai. Chỉ trong một thời gian ngắn khôi phục sản xuất, cáiđói, cái ráchđã bị đẩy lùi, đời sống nhân dân từng bướcđược cải thiện.        Giao thông được khôi phục, đườngđi lại liên bản từng bước được tu sửa. Phong trào giáo dục bắt đầu phát triển ở bản Khiêng - bản trung tâm xã, do thầy giáo Quàng Văn Hinh (bản Khiêng) đứng lớp từ năm 1954,  Cà Văn Xiên (bản Ban) đứng lớp từ năm 1956[12]. Các lớp họcđược nhân dân dựng bằng gianh, tre, nứa, láđể cho con em học tập. Phong trào tiếp tục phát triển nhanh trong những năm tiếp theo. Thông tin, thư báo từ Khu tự trị, Châu đến xã và từ xã đến các nơi đảm bảo liên lạc. Lực lượng dân quân du kíchđược củng cố về tổ chức, huấn luyện kỹ chiến thuật, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chỗ. An ninh trật tự trong xãổnđịnh.

Các tổ chức đoàn thể quần chúng, Mặt trận Tổ quốc, bộ phận chuyên môn như Thống kê, Thuế, xã Đội, Công an, Ban Thông tin - giáo dục, Nông hội xã từng bước hình thành về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ. Các tổ chứcđoàn thể quần chúng, bộphận chuyên môn đã bám sát tình hình, chủ trương lãnhđạo của huyệnủy Thuận Châu, tích cực triển khai hoàn thành nhiệm vụ được giao, như tuyên truyền, vận độngđoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân tham gia phong trào khai hoang phục hóa, cải tiến kỹ thuật trồng lúa, hoa mầu, chăn nuôi gia súc, gia cầm; thực hiện hoàn thành chỉ tiêu nghĩa vụ thuế lương thực, thực phẩm với Nhà nước ; vệ sinh phòng bệnh ; giữ gìn an ninh trật tự.

Sau 3 năm (1955 – 1957) tiến hành cải tạo sản xuất, xây dựng đời sống mới, tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, xây dựng hệ thống chính trịở xã Mường Khiêng đã có sự chuyển biến căn bản. Sản xuất nông nghiệpđã được chỉđạo, hướng dẫn kỹ thuật, cách thức tổ chức hiệu quả. Văn hóa, giáo dục hình thành, phát triển. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn. Các bản đều bầu được trưởng bản. An ninh trật tự được giữ vững. Những thành tíchđạt được trong những năm đầu sau ngày giải phóng cóý nghĩa rất quan trọng, khẳngđịnh đường lối, sự lãnhđạođúng đắn củaĐảng, của chính quyềnđịa phương, đặc biệt sựđoàn kết, niềm tin tưởng của nhân dân vớiĐảng, Nhà nước. Mặt khác, với thành tích bước đầuđạt được cho thấy tinh thần chủ động, sáng tạo, mong muốn xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no của nhân dân Mường Khiêng dưới sự lãnhđạo củaĐảng.

Sau 3 năm phấn đấu, thực tiễn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới. Thực hiện chủ trương của Khu ủy, năm 1958, nhân dân xã Mường Khiêng cùng với các dân tộc trong toàn Khu tự trị Thái – Mèo tiến hành bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Thông qua cuộc bầu cử, bộ máy chính quyền xã Mường Khiêng được củng cố, kiện toàn. Hội đồng nhân dân xã có 25 đại biểu. Ủy ban hành chính xã có 7 ủy viên, đồng chí Lò Văn Kinh làm Chủ tịch UBHC, đồng chí Cà Văn Hao làm Phó chủ tịch UBHC[13]. Bộ máy chính quyền xã được củng cố, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thúc đẩy kinh tế, xã hội Mường Khiêng phát triển.

Giữa tháng 11.1958, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 ra Nghị quyết về nhiệm vụ kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) phát triển kinh tế, xã hội của miền Bắc và Nghị quyết về tổng kết cải cách ruộng đất. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 3 năm được xác định: Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp... Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh... Tiếp đến Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 16 họp vào tháng 4.1959 đề ra nghị quyết về hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Bắc. Ngày 25.8.1959, Bộ chính trị ra Chỉ thị phát động cuộc vận động  hợp tác hoá nông nghiệp, phát triển sản xuất và kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ1.

Quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 và16 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được sự chỉ đạo của Khu ủy, Ban Cán sự ĐảngThuận Châuxác định cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất kết hợp cải cách dân chủ là nhiệm vụ trọng tâm thời kỳ mới. Ngay từ giữa năm 1959, Ban Cán sự Đảng Thuận Châu tổ chức hội nghị để tập trung thảo luận, thống nhất quan điểm, kế hoạch chỉ đạo vận động xây dựng hợp tác xã nông nghiệp trong địa bàn châu; đồng thời quyết định thành lập Ban chỉ đạo vận động xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp, cải cách dân chủ; cử đồng chí Hồng Ty - Uỷ viên Ban Cán sự làm Trưởng Ban chỉ đạo.

          Để đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo trực tiếp cuộc vận động xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ, tháng 5 năm 1959, Khu ủy mở hội nghị chuyên đề bàn về công tác xây dựng Đảng. Trong đó, Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh chủ trương: đẩy mạnh phát triển đảng viên mới, thành lập chi bộ xã.

          Xã Mường Khiêng triển khai cuộc vận động xây dựng hợp tác hóa kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ và phát triểnđảng viên, xây dựng chi bộ xã thuận lợi. Châu ủy Thuận Châu tăng cường đồng chí Hồng Ty về xã, trực tiếp phục trách xã Mường Khiêng, do đó các nhiệm vụ được triển khai khẩn trương, đạt kết quả. Thông qua thực tiễn phong trào lao động sản xuất, nhiều quần chúngưu túở xã Mường Khiêng đã phát huy tốt vài trò đầu tầu, gương mẫuđi đầu, xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Bán sát chủ trương của châu ủy, công tác phát triển đảng viên ởđịa phương đã được triển khai theo các bước : lựa chọn quần chúng ưu tú để bồi dưỡng, thẩm tra lịch sử chính trị của từng quần chúng kết hợp với tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức chính trị cho quần chúng, cử tham gia lớp bồi dưỡng tại châu lỵ. Sau khi hoàn thành đợt bồi dưỡng chính trị, những quần chúngưu túđã được châu ủy tổ chức Lễ kết nạpĐảng ngay. Trong 2 năm 1959 – 1960, xã Mường Khiêng đã có5 quần chúngưu tú kết nạpĐảng : Lò Văn Trực, Bạc Cầm Trực, Quàng Văn Tiêng, Cà Văn Hao, Lò Văn Hốm, đủđiều kiện thành lập Chi bộ xã. Năm 1959, Chi bộ xã Mường Khiêng được Châu ủy Thuận Châu quyết định thành lập. Đống chí Lò Văn Trực được cử làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Bạc Cầm Trực được cử làmchi ủy viên, Chủ tịch UBHC xã[14].

          Do điều kiện khách quan, chiến tranh diễn biếnác liệt, Mường Khiêng trong thời gian dài là vùng sau lưng địch, lại xa trung tâm châu lỵ, vì vậyđiều kiện để giáo dục, bồi dưỡng và phát triển đảng viên trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn. Hòa bình lập lại, dưới sự chỉđạo của Châu ủy Thuận Châu, công tác phát triển đảng viên mới được thúc đẩy. Vì vậy, Chi bộ xã Mường Khiêng thành lậpđánh dấu mốc phát triển mới lịch sử cách mạng xã Mường Khiêng. Từđây, nhân dân xã Mường Khiêng dưới sự lãnhđạo của Chi bộ càng cóđiều kiện để phát triển mọi mặt.

Năm 1960, Đại hội Chi bộ Mường Khiêng lần thứ nhất tổ chức; Đại hội đã bầu 3 chi ủy viên, đồng chí Lò Văn Trựcđược bầu làm Bí thư, đồng chí Bạc Cầm Trựcđược bầulàmchi ủy viên (Chủ tịch Ủy ban hành chính - UBHC). Năm 1961, Đại hội Chi bộ Mường khiêng lần thứ 2, Đại hội bầu 3 chi ủy viên, đồng chí Bạc Cầm Trựcđược bầu làm Bí thư[15], đồng chí  Lò Văn Hốmđược bầu làm Phó bí thư (Chủ tịch UBHC). Những năm đầu mới thành lập Chi bộđội ngũđảng viên mỏng, đểđápứng yêu cầu công tác lãnhđạo, thực hiện sự chỉđạo của Ban Thường vụ huyệnủy, năm 1963, đồng chí Lò Văn Hốmđược bầu làm Bí thư, đồng chí Quàng Văn Tiêngđược bầu làm Phó bí thư (Chủ tịch UBHC), năm 1964, đồng chí Quàng Văn Món[16]được bầu làm Bí thư, đồng chí Quàng Văn Tiêngđược bầu làm Phó bí thư (Chủ tịch UBHC).

  Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, cuộc vận động xây dựng hợp tác hóa, cải cách dân chủ ở xã Mường Khiêng được triển khai theo các bước, đảm bảo chặt chẽ. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được triển khai sâu, rộng, hầu hết các tầng lớp nhân dân đều được quán triệt, học tập về nguyên tắc, Điều lệ xây dựng hợp tác hoá, về quyền lợi, nghĩa vụ của xã viên HTX; chủ trương, đường lối sản xuất tập thể để tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Gắn với cuộc vận động xây dựng hợp tác hoá, cuộc vận động cải cách dân chủ được Chi uỷ, Chính quyền và các tổ chức đoàn thể quần chúng chỉ đạo, hướng dẫn triển khai. Những thành phần gia đình thuộc tầng lớp trên, những người có vấn đề về lịch sử chính trị được giáo dục, bồi dưỡng về lập trường chính trị, về chính sách đoàn kết dân tộc; chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước.

          Trong lúc nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La sôi nổi quán triệt chủ trương xây dựng hợp tác hóa thì ngày 7.5.1959, Bác Hồ cùng phái đoàn của Chính phủ lên thăm Tây Bắc tại Thuận Châu. Trong buổi lễ, người căn dặn đồng bào: Thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, gặt cho vụ chiêm, chuẩn bị cho tốt vụ mùa. Đồng thời phải ra sức bảo vệ rừng cho tốt. Củng cố cho thật tốt các tổ đổi công và hợp tác xã theo đúng nguyên tắc tự nguyện, tự giác. Ra sức cải tiến kỹ thuật, làm, mương phai cho tốt, làm phân bón cho nhiều, cày bừa cho kỹ, đề phòng sâu bọ, thú rừng. Phát triển bình dân học vụ khắp nơi, làm thêm nhà trường cho các em có chỗ học. Chăm lo vệ sinh, phòng bệnh, làm cho bản mường sạch sẽ, đồng bào mạnh khỏe, sửa sang và gìn giữ đường sá để đi lại dễ dàng, củng cố các tổ chức dân quân tự vệ, làm tốt công tác nghĩa vụ quân sự. Trong mọi công việc, phải ra sức giúp đỡ đồng bào ở rẻo cao[17]. Những lời căn dặn ân cần của Người đã tiếp thêm sức mạnh để cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc vượt mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.

Chỉ trong thời gian ngắn tuyên truyền, vận động, phong trào xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp ở Mường Khiêng đã được nhân dân tích cực hưởng ứng, đóng góp cổ phần: trâu, bò, công cụ, ruộng đất để xây dựng hợp tác xã. Các hợp tác xã nông nghiệp ở Mường Khiêng hình thành, ban đầu mỗi bản là một hợp tác xã, quy mô bình quân khoảng 10 hộ/HTX. Công tác quy hoạch địa bàn sản xuất đồng thời cũng được triển khai nhanh, trung bình mỗi hợp tác xã canh tác trên diện tích từ 5 đến 10 ha, tùy thuộc quy mô từng hợp tác xã.

Cuộc vận động xây dựng hợp tác hoá và cải cách dân chủ đã tác động tích cực đến đời sống nhân dân Mường Khiêng. Từ đây từng bước làm quen với phương thức tổ chức lao động mới, lao động tập thể, trong khuân khổ kỷ luật, kỷ cương theo Điều lệ hợp tác xã; bình công, chấm điểm. Nhân dân ngày càng nhận thức rõ mục tiêu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên tinh thần lao động tập thể, cùng làm cùng hưởng; thói lười biếng, tàn dư bóc lột, gây mất đoàn kết dân tộc bị nhân dân lên án và phê phán mạnh mẽ.

Các HTX ra đời làm nhiệm vụ tổ chức nhân dân lao động sản xuất, phát triển kinh tế tập thể, quan tâm chăm lo xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần của xã viên… Với đặc điểm đó tàn dư của chế độ bóc lột, chia rẽ đoàn kết các dân tộc…mà thực dân Pháp và phong kiến tay sai cai trị hơn nửa thế kỷ đã dần dần bị thủ tiêu, xoá bỏ.

Ngày 27-10-1962, thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá II, Khu Tự trị Thái - Mèođượcđổi gọi thành Khu Tự trị Tây Bắc, tái lập các tỉnh Sơn La, Lai Châu và thành lập tỉnh mới Nghĩa Lộ, các châu đổi gọi thành huyện. Đảng bộ tỉnh Sơn La được lập lại.Xã Mường Khiêng thuộcĐảng bộ huyện Thuận Châu, Đảng bộ tỉnh Sơn La.

Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 15.01.1963 của Tỉnhủy Sơn La về tổ chứcĐại hộiĐảng bộ huyện, thị xã, Đại hộiĐảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ III (3-1963) tổ chức. Nhiệm vụ trọng tâm đượcĐại hội xácđịnh là: đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, chú trọng mở rộng sản xuất lương thực, tiến tới giải quyết vững chắc vấnđề lương thực trong đời sống nhân dân. Tăng cường củng cố quan hệ sản xuất XHCN. Vậnđộng mạnh mẽ toàn dân tham gia xây dựng và phát triển giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi, khai hoang phục hoá mở rộng diện tích sản xuất.Mở rộng hệ thống giáo dục, hoàn thành công tác xoá mù chữ ởđịa phương. Tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng, bảođảm giữ vững trật tự trị an. Xây dựngĐảng, chính quyền, các tổ chức quần chúng vững mạnh về mọi mặt, thực sự là hạt nhân lãnhđạo cách mạngởđịa phương[18].

Chủ trương, nhiệm vụ, mục tiêu Đại hộiĐảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ III đã được Chi bộ xã Mường Khiêng quán triệt, vận dụng triển khai phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn củađịa phương. Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực phát triển nhanh.Các HTX được củng cố, vì vậyphong trào sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là sản xuất lương thực ở Mường Khiêng được thúc đẩy mạnh mẽ.Hệ thống thủy lợi, gồm phai, đập lấy nước, mương dẫn nước tưới ruộng được tu sửa, xây dựng mới. Công cụ sản xuất, cày, bừa được cải tiến, như dùng cày 51 (trước đây chủ yếu dùng cày chìa vôi), bừa răng sắt; kỹ thuật canh tác như làm phân xanh, ủ phân chuồng, chăm sóc, thời vụ, thu hoạch lúa bằng liềm được cán bộ kỹ thuật của huyện về tập huấn, hướng dẫn; cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước có sự thay đổi theo hướng cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng lúa và cây trồng hoa mầu như ngô, khoai, sắn nhằm đảm bảo ổn định lương thực, thực phẩm cũng như thực hiện chỉ tiêu nghĩa vụ lương thực, thực phẩm với Nhà nước. Chủ trương trồng lúa vụ chiêm tiếp tục được tập trung tuyên truyền, vận động.Diện tích ruộng được các HTX tích cực khai hoang, mở rộng, năng suấtlúa tăng đáng kể, đạt bình quân 2,5 tấn/ha/hai vụ. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi bắt đầu được củng cố, tổ chức nền nếp.Trâu cày kéo được các HTX tổ chức chăn nuôi, chăm sóc tiêm phòng tập trung.Công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng được tăng cường nhằm đảm bảo nguồn thực phẩmổnđịnh đời sống.

          Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhân dân, cửa hàng mua bán được thành lập, bán các mặt hàng thiết yếu như muối, dầu thắp, vải mặc, giấy viết, kim, chỉ khâu và một số vật dụng sinh hoạt gia đình như thùng gánh nước, dao, cuốc, xẻng…Giao thông, thông tin liên lạc tuy còn khó khăn nhưng đã cơ bảnđápứng được yêu cầu. Đường dân sinh liên bản được xã viên các HTX tu sửa. Đườngthư, hệ thống thông tin liên lạcđảm bảo liên thông giữa châu và xã.

          Công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân được Chi bộ quan tâm lãnhđạo triển khai. Được các ngành chuyên môn từ huyện hướng dẫn, xãđã thành lập được tủ thuốc nhân dân; các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhân dân ý thức vệ sinh phòng bệnh (ăn chính, uống sôi, vện sinh làng bản, di chuyển chống trại ra súc khỏi gầm sàn…) được đẩy mạnh, đồng thời huyện Thuận Châu tổ chức đội công tác đến xã, bản để phun thuốc phòng bệnh, khử trùng phòng chống bệnh sốt rét, tả, lỵ, sởi, ho gà…

          Sự nghiệp giáo dụcở Mường Khiêng đến năm 1965 đã cơ bản nhanh, bên cạnh giáo dục bình dân học vụ, giáo dục hệ phổ thông đã mở đến lớp 4 (từ lớp 1 đến lớp 4); tuy nhiên số lượng học sinh đi học chưa nhiều (bình quân mỗi lớp chưa đến 10 học sinh). Về xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học do nhân dân đóng góp. Giáo viên, cùng với giáo viên do huyệnđiều động vềđịa phương, xã tiếp tục tuyển chọn những ngườiở xã có khả năng đứng lớp tham gia giảng dạy con em và trả phụ cấp (bằng thóc) cho những giáo viên do địa phương cử.

          Phong trào văn nghệ phát triển.Xã thành lập Đội văn nghệ của xã, biểu diễn phục vụ nhân dân vào những dịp kỷ niệm ngày lễ, tết, tạokhông khí vui tươi, động viêntinh thần nhân dân.

  Các tổ chức đoàn thể quần chúng: Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ luôn được Chi bộ chỉ đạo sát sao, phát huy vai trò xung kích trong các phong trào thi đua sản xuất, xây dựng và bảo vệ quê hương. Những phong trào “Hố phân năm tấn”, “Sát cánh Tây Nguyên, Đông Xuân quyết thắng”, “Sạch làng, tốt ruộng”... vai trò của đoàn viên, hội viên luôn gương mẫu đi đầu.

          Tình hình trật tự trị an thời kỳ này chủ yếu tập trung xử lý thông tin tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, nhất là về chủ trương xây dựng HTX, chính sách thuế. Thực hiện sự chỉđạo của Châu ủy Thuận Châu, Chi bộ xã Mường Khiêng đã chỉđạo triển khai nhiều biện pháp nhằm giữ vữngổnđịnhđịa bàn.Công tác tuyên truyền, giáo dụcđảng viên, nhân dân các dân tộc được triển khai bằng các hình thức phù hợp nhằm cảnh giác vớiâm mưu, thủđoạn hoạt động phá hoại của các thế lực thùđịch. Đồng thời, tập trung củng cố lực lượng công an xã, bản; dân quân tự vệ vững mạnh. Phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung rà soát, lập hồ sơ quản lý những đối tượng có vấn đề về lịch sử chính trị, những đối tượng có những biểu hiện gây mất trật tự trị an, trộm cắp tài sản nhân dân.

          10 năm (1955 – 1965) thực hiện công cuộc khôi phục sản xuất, xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ, dưới sự chỉđạo của Ban cán sựĐảng Thuận Châu và Chi bộ xã, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trịở Mường Khiêng đã giành được những kết quả ban đầu rất quan trọng. Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đã có bước phát triển đáng kể, khai hoang, phục hóa được đẩy mạnh để tăng diện tích gieo trồng; cơ cấu cây trồng từng bước phát triển theo hướngđảm bảo giữa trồng lúa và trồng hoa màu nhằm tăng nguồn lương thực. Nhân dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa nhằm tăng năng suất và sản lượng.Lương thực, thực phẩm cơ bảnđảm bảoổnđịnh đời sống của nhân dân.Giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, từng bước phát triển, nạn mù chữở xã Mường Kiêng cơ bản được thanh toán. Hợp tác xã nông nghiệp hình thành, phát triển, nhân dân Mường Khiêng được hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức sản xuất tập thểtheoĐiều lệ HTX. Cùng với HTX nông nghiệp, HTX mua bán hình thành, đápứng nhu cầu mua, bán những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất.Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, ngày càngđápứng tốt hơn vai trò lãnhđạo, hướng dẫn, quản lý, điều hànhởđịa phương.An ninh trật tựđảm bảoổnđịnh.

          Những thành quả trong những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá là tiền đề để Chi bộ, nhân dân Mường Khiêng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong những năm tiếp theo.

          II. Chi bộ xã Mường Khiêng lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (1965 - 1975)

Thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân ra miền Bắc. Sau khi dựng lên cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc Bộ” (5-8-1964), Tổng thống Mỹ Giônxơn đã ra lệnh cho không quân Mỹ bắn phá nhiều đợt xuống các vùng phụ cận Vinh, Bến Thủy, Thị xã Hòn Gai, cửa Lạch Trường (Thanh Hóa), cửa sông Gianh (Quảng Bình), mở đầu cho cuộc chiến “leo thang” chiến tranh ra miền Bắc lần thứ nhất. Nhân dân miền Bắc bước vào cuộc chiến đấu mới, chuyển mọi lĩnh vực công tác nhanh chóng chuyển hướng hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

Hội nghị lần thứ 11 họp tháng 3.1965 và Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 12 năm 1965 xác định rõ: Chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 quyết định: chuyển hướng về tư tưởng, tổ chức từ thời bình sang thời chiến, đáp ứng  yêu cầu: bảo vệ miền Bắc, chi viện cho miền Nam và xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Chủ trương, quyết tâm chiến lược đúng đắn ấy đã được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân các dân tộc trên khắp mọi miền của Tổ quốc quán triệt sâu sắc, thống nhất ý trí và hành động, tổ chức thực hiện tích cực.       

          Phân tích rõ đặc điểm tình hình, diễn biến âm mưu và hành động của kẻ địch, Tỉnh ủy Sơn La xác định rõ nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu; trong đó nhấn mạnh: nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tự lực cánh sinh, bất kể tình huống nào cũng bảo đảm thực hiện hậu cần tại chỗ, phục vụ đắc lực chiến đấu thắng lợi, bảo đảm đời sống của nhân dân các dân tộc trong thời chiến[19]. Cụ thể hóa chủ trương của Tỉnh ủy Sơn La, Huyện ủy Thuận Châu đã ban hành nghị quyết lãnh đạo củng cố lực lượng vũ trang vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao; chỉ đạo các cấp ủy tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên, nhân dân trong huyện; bảo vệ trật tự trị an, phòng chống gián điệp và biệt kích, trấn áp kịp thời những hiện tượng, vụ việc gây mất an ninh trật tự. Huyện ủy cũng đã chi đạo lập kế hoạch sơ tán nhân dân và tài sản công trong các tình huống khẩn cấp.

          Ngày 20-6-1965, máy bay Mỹ bắt đầu bắn phá huyện Thuận Châu. Đến tháng 12-1965, Thuận Châu bị máy bay địch bắn phá ác liệt ở 76 địa điểm, làm hơn 30 người bị thiệt mạng, nhiều nhà cửa của nhân dân bị bắn cháy. Trên địa bàn xã Mường Khiêng không bị máy bay giặc Mỹ bắn phá ác liệt như các địa bàn khác, nhưng Chi bộ, nhân dân Mường Khiêng dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu vững vàng tư tưởng, sẵn sàng phối hợp chiến đấu thắng lợi.

Bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh ác liệt của không quân Mỹ, Chi bộ xã Mường Khiêng đã chỉ đạo, tập trung tuyên truyền, giáo dục nhân dân về âm mưu và thủ đoạn chiến tranh bắn phá của đế quốc Mỹ; đào hầm hào trú ẩn, sơ tán vào những nơi an toàn. Đồng thời triển khai chủ trương xây dựng xã chiến đấu, trong đó quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt 5 mục tiêu: Chi bộ, chính quyền lãnh đạo sản xuất và chiến đấu tốt; quần chúng nhân dân giác ngộ chính trị, căm thù đế quốc Mỹ và tay sai, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng; lực dựng lượng dân quân tự vệ, công an xã vững mạnh, bảo đảm làm nòng cốt trong tác chiến, bảo vệ trật tự an ninh, sản xuất; sản xuất tốt, đời sống của quần chúng được bảo đảm có khả năng tự cấp tự túc lương thực phục vụ chiến đấu; xây dựng kế hoạch chiến đấu toàn diện, dân quân du kích sẵn sàng chiến đấu.

Mặc dù chiến tranh bắn phá diễn ra ngày càng ác liệt, nhưng với sự quyết tâm cao của Chi bộ, sự đoàn kết, đồng lòng của đảng viên, quần chúng nhân dân, nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu ở xã Mường Khiêng được chỉ đạo triển khai phù hợp và giành được những kết quả tích cực.  Quán triệt chủ trương:  “quyết tâm, dũng cảm chiến đấu, bảo vệ an toàn hậu phương” mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ V (10.1966) đề ra, nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chỗ có nhiều chuyển biến sâu sắc. Công tác phòng không sơ tán được chỉ đạo sát sao,tổ chức thực hiện khẩn trương, kịp thời. Người già, trẻ em được bố trí sơ tán, ẩn nấp an toàn. Hệ thống hầm hào phòng tránh được xây dựng rộng khắp, hang đá (…) được cải tạo làm nơi trú ẩn đảm bảo an toàn. Tổ chức tổ trực chiến trên đồi…..để phối hợp với các xã bắn máy bay; các tổ cứu thương, cứu hỏa sẵn sàng nhận nhiệm vụ; chòi canh quan sát, báo động cho nhân dân trú ẩn kịp thời khi máy bay đến bắn phá. Để đảm bảo an toàn, giữ vững mục tiêu sản xuất, biện pháp tổ chức ra đồng ruộng để cày, cấy, thu hoạch vào ban đêm được triển khai. Cùng với kế hoạch phòng không, sơ tán, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đảng viên, nhân dân nhận thức rõ về âm mưu, hành động bắn phá của địch, chủ trương, quyết tâm chiến đấu thắng lợi, bảo vệ hậu phương miền Bắc của Đảng, của Tỉnh ủy Sơn La, huyện ủy Thuận Châu được tăng cường. Lực lượng dân quân du kích xã được củng cố về tổ chức, rà soát lý lịch, tổ chức huấn luyện tác chiến trong điều kiện mới. Tổng số lực lượng dân quân du kích xã Mường Khiêng đạt 8% so với tổng dân số của xã. Kế hoạch bảo mật, phòng gian, phòng, chống gián điệp, biệt kích, vây bắt giặc lái; quy định về tạm trú, tạm vắng, phòng chống cháy nổ được tập trung tuyên truyền, chỉ đạo triển khai hiệu quả.

          Ban Công an xã tích cực triển khai các biện pháp bảo vệ trật tự trị an, chủ động công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, phòng gian bảo mật, phòng không sơ tán, giữ vững an toàn tuyệt đối trong địa bàn xã khi chiến tranh bắn phá.

Mặc dù chiến tranh, nhưng với sự cố gắng, quyết tâm cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mường Khiêng vẫn được thúc đẩy, đạt được những kết quả tích cực. Sản lượng lương thực ở các HTX Mường Khiêng luôn đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch được giao, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

          Các tổ chức đoàn thể quần chúng hoạt động sôi nổi. Phong trào “Ba đảm đang”, “Ba sẵn sàng”, “Ba giỏi”,“Bảo vệ an ninh Tổ quốc” được đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân hưởng ứng tích cực. Đoàn viên thanh niên thi đua xung phong tình nguyện lên đường nhập ngũ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Có gia đình tuy ít con nhưng vẫn động viên con em đăng ký, viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Phong trào viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ trở thành nét đẹp trong lẽ sống của đoàn viên thanh niên xã Mường Khiêng. Trong các đợt tuyển quân, xã Mường Khiêng đều hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao. Với sự quan tâm chỉ đạo của Chi bộ, con em Mường Khiêng luôn được tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, trách nhiệm, nghĩa vụ con người mới xã hội chủ nghĩa, vì vậy hầu hết con em lên đường nhập ngũ luôn hoàn thành nhiệm vụ, ít có trường hợp bỏ ngũ, trốn tránh trách nhiệm khi chưa hoàn thành nhiệm vụ.

          Phong trào giáo dục giai đoạn 1965-1968 ở xã Mường Khiêng được duy trì, từng bước thúc đẩy phát triển. Cùng với giáo dục phổ thông, phong trào bình dân học vụ tiếp tục được quan tâm về mọi mặt. Thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng cấp tốc giáo viên bình dân học vụ do phòng giáo dục huyện mở, xã đã chọn cử một số con em đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở về địa phương phát triển sự nghiệp giáo dục. Từ năm 1968, thực hiện sự chỉ đạo của Ty giáo dục khu Tây Bắc, hệ giáo dục bình dân học vụ kết thúc; trong hệ giáo dục phổ thông bắt đầu mở lớp vỡ lòng. Hầu hết các bản, liên bản xã Mường Khiêng mở các lớp võ lòng ngay từ năm 1969. Đội ngũ giáo viên dạy lớp vỡ lòng đều do các HTX cử ra đứng lớp, được HTX trả lương bằng thóc.

Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng được sự quan lãnh đạo của Chi bộ, chính quyền, các hoạt động “tương thân, tương ái”, giúp đỡ lẫn nhau; thực hiện chính sách hậu phương quân đội, động viên thăm hỏi, giúp đỡ  các gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ, gia đình bộ đội, thương, bệnh binh trong lúc mùa vụ, khắc phục khó khăn diễn ra tích cực. Trong từng vụ mùa, hầu hết các HTX đều quan tâm điều hoà lương thực, bán thóc theo giá ưu đãi để giúp đỡ gia đình chính sách có lương thực đảm bảo cuộc sống.

Công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị được thúc đẩy.Năm 1966, Đại hội Chi bộ xã lần thứ III tổ chức, đồng chí Quàng Văn Món được bầulàm Bí thư, đồng chí Quàng Văn Tiêng được bầulàm Phó bí thư (Chủ tịch UBHC xã).

Mặc dù trong lúc chiến tranh xảy ra ác liệt, nhưng Đại hội Chi bộ xã Mường Khiêng lần thứ III vẫn được chuẩn bị chu đáo, tổ chứcđúng tinh thần chỉđạo của Ban Thường vụ huyện Thuận Châu. Văn kiệnĐại hội, Báo cáo chính trị tạiĐại hộiđã được chuẩn bị nghiêm túc, xin ý kiếnđóng góp củađảng viên, quần chúng nhân dân. Việc kiểm điểm, đánh giá kết quảđạt được, phân tích những mặt còn hạn chế tồn tạicũng như xácđịnh nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, củng cố HTX, giữ gìn an ninh trật tự trong từng nhiệm kỳĐại hội cơ bản bám sát tình hình thực tế củađịa phương cũng như quy hoạchphát triển kinh tếchung của huyện. Việc lựa chọn nhân sự cấpủy được bàn bạc dân chủ, triển khai các bước sát với quy trình, sự chỉđạo của Ban Thường vụ huyệnủy Thuận Châu. Đại hội Chi bộ tổ chức thành công khẳngđịnh tinh thầnđoàn kết, trách nhiệm, vai trò lãnhđạo sát sao của Chi bộ trong tình hình mới.

          Năm 1968, chiến thắng to lớn của quân và dân ở cả hai miền Nam Bắc làm cho chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản, cuộc chiến tranh leo thang bắn phá miền Bắc bị thất bại nặng nề. Ngày 01-11-1968, đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện cuộc ném bom bắn phá miền Bắc.

          Khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom, ngày 15-3-1969, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp, đề ra nhiệm vụ của miền Bắc là: vừa khôi phục phát triển kinh tế, vừa tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời cải tiến một bước công tác quản lý kinh tế, xã hội. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La,Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ VI (tổ chức từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 3 năm 1969) đã cụ thể hóa chủ trương của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương, trọng tâm là tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực, thực phẩm theo hướng thâm canh tăng năng suất; củng cố và phát triển giao thông; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp; tuyên truyền, giáo dục nhân dân đề cao cảnh giác với âm mưu địch bắn phá trở lại và các hoạt động biệt kích, gián điệp, giữ vững an ninh chính trị, góp phần chi viện về người và của cho tiền tuyến.

          Niềm vui chiến thắng đã thôi thúc đảng viên, nhân dân các dân tộc Mường Khiêng hăng hái trong các phong trào thi đua sản xuất, phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ mới.

          Công tác củng cố HTX nông nghiệp ở Mường Khiêng tiếp tục được chỉ đạo triển khai thực hiện theo cuộc vận động: “Cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc1.  Năm 1968, các hợp tác xã ở Mường Khiêng tiến hành sáp nhập thành 6 hợp tác xã: HTX Củ - Sát, HTX Nhốc - Thông, HTX Khiêng - Hang, HTX Pục - Tứn , HTX Nam - Han, HTX Hốc – Bon. Cùng với mở rộng quy mô, công tác quy hoạch, quản lý, điều hành sản xuất từng bước đượcđiều chỉnh, cải tiến. Cơ sở vật chất, như nhà kho, sân phơi, máy tuất lúa của các hợp tác xã từng bước được đầu tư. Quyền làm chủ của xã viên được tôn trọng, phát huy. Tất cả các vấn đề liên quan đến công tác quản lý lao động, về quyền lợi, nghĩa vụ của xã viên được dân chủ thảo luận thống nhất ở hội nghị xã viên hợp tác xã (tổ chức mỗi năm 2 lần). Hợp tác xã được củng cố, phong trào sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh. Hệ thống thuỷ lợi được tu sửa; các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất như sử dụng phân bón (phân xanh, phân chuồng), cấy thẳng hàng, gặt lúa bằng liềm…được các HTX hưởng ứng, thực hiện. Cùng với trồng lúa, các loại cây hoa mầu, như ngô, khoai, sắn…được các hợp tác xã chú trọng phát triển, góp phần ổn định lương thực phục vụ đời sống xã viên, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước.

Cùng với hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng được xây dựng, góp phần phục vụ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của nhân dân.

Công tác tổ chức, xây dựng lực lượng dân quân du kích, thực hiện chính sách hậu phương quân đội; sẵn sàng phục vụ chiến đấu tại chỗ; huy động lương thực, thực phẩm, chi viện cho tiền tuyến đánh giặc… tiếp tục giành được nhiều kết quả.

          Chăn nuôi tập thể được duy trì. Công tác phòng, chống dịch bệnh, xây dựng chuồng trại gia súc có nhiều chuyển biến. Một số HTX xây dựng Trại chăn nuôi bò, lợn nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho nhân dân vào những dịp tổ chức ngày lễ, ngày tết. Chăn nuôi ở các hộ gia đình chủ yếu gà, vịt, lợn, tuy nhiên quy mô nhỏ, chủ yếu mang tính tự cấp, tự túc và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo chỉ tiêu kế hoạch giao.

Các tổ chức đoàn thể, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội phụ lão phát triển, phát huy hiệu quả trong công tác tham mưu, hướng dẫn, làm nòng cốt trong các phong trào phát triển sản xuất, xây dựng đời sống mới, bảo vệ an ninh trật tự, chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chỗ. Trong đó, các phong trào tiêu biểu như ủ phân xanh, cấy thẳng hàng, trồng màu, xây dựng cánh đồng tăng sản; phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”…đã lôi cuốn, thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên tích cực tham gia, góp phần thúc đẩy nhanh, mạnh công cuộc “vừa sản xuất, vừa chiến đấu” ở địa phương.

Giữa lúc công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc đang được đẩy mạnh, quân và dân các dân tộc Việt Nam đang từng bước làm phá sản kế hoạch "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ ở miền Nam, Hồ Chủ tịch - người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam đã qua đời ngày 2/9/1969, tại thủ đô Hà Nội.

          Cả nước đau thương vô hạn, vĩnh biệt Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc, lực lượng vũ trang trong tỉnh trọng thể tổ chức Lễ truy điệu Bác Hồ. Nhân dân các dân tộc Mường Khiêng cùng với cả nước quyết tâm: "Xiết chặt hàng ngũ, đoàn kết chặt chẽ hơn bao giờ hết xung quanh Trung ương Đảng và Chính phủ, tuyệt đối tin tưởng ở sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, dũng cảm tiến lên, đạp bằng mọi khó khăn gian khổ…"

          Đợt sinh hoạt chính trị đã giúp cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong xã càng thêm quyết tâm hoàn thành kế hoạch đã đề ra, khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại, từng bước ổn định đời sống, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

          Văn hoá - xã hội trong xã có nhiều tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục được duy trì ổn định. Trường phổ thông cấp I-II Mường Khiêng được bổ sung đội ngũ thầy, cô giáo, tỷ lệ học sinh đến trường tăng. Phong trào “Dạy tốt, Học tốt” được thầy trò nhà trường hưởng ứng. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, văn minh được đẩy mạnh. Một số hủ tục, nghi lễ rườm rà, tốn kém trong việc tang, việc cưới đã được nhân dân cải tiến. Sinh hoạt văn nghệ trong đời sống nhân dân phát triển. Phong trào vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân được chú trọng.

          Với tinh thần “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Hậu phương thi đua với tiền phương”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã đã đoàn kết, hăng hái lao động sản xuất, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm, đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến.

          Ngày 01-10-1972, giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Trên địa bàn tỉnh Sơn La bị máy bay bắn phá, trọng điểm như: thị xã Sơn La, Nà Sản và Mộc Châu. Trên địa bàn huyện Thuận Châu tuy không bị đánh phá ác liệt nhưng xuất hiện hoạt động tuyên truyền xuyên tạc của bọn phản động về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Châu đã ra Nghị quyết chỉ đạo “Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đoàn kết, sẵn sàng đánh trả quyết liệt các trận không kích của máy bay địch, bảo vệ an toàn địa phương, làm tốt công tác phòng không, sơ tán, sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến”.

          Bị thua đau trên các chiến trường, đặc biệt bị thất bại trong 12 ngày đêm bắn phá  Thủ đô Hà Nội (ngày 18-30.12.1972), ngày 30-12-1972, đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam vào ngày 27-01-1973.

Từ thời chiến chuyển sang thời bình, Chi bộ xã Mường Khiêng đã lãnh đạo nhân dân trong xã tích cực lao động sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, quyết tâm xây dựng kinh tế, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng, nhằm xây dựng cơ sở vật chất, củng cố HTX, ổn định đời sống nhân dân, tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

Với tinh thần "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "Hậu phương thi đua với tiền phương". Toàn thể Đảng viên, cán bộ, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân các dân tộc trong xã đã đoàn kết, hăng hái, sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1973.

          Phong trào sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, diện tích lúa được gieo trồng đảm bảo đạt kế hoạch 100%. Mô hình phát triển “5 cây” (lúa, ngô, khoai, sắn, bông); nuôi “7 con” (trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà vịt, cá) ở các HTX phát huy hiệu quả, đảm bảo sản lượng lương thực và thực phẩm ổn định đời sống nhân dân, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, bình quân hàng năm đạt sản lượng gần 200 tấn lương thực quy thóc, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước đạt bình quân 50 tấn lương thực, khoảng 20 tấn thực phẩm. Cơ sở vật chất ở các HTX tiếp tục được đầu tư xây dựng như: hệ thống mương phai, nhà kho, sân phơi,  lò rèn, máy xay xát phục vụ tốt hơn sản xuất và đời sống của nhân dân.

          Giáo dục tiếp tục phát triển, cơ sở vật chất trường lớp được mở rộng. Mạng lưới y tế được phát triển đến các HTX. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân phát triển. Thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến nhân dân. Phong trào văn nghệ, thể thao được đẩy mạnh, tổ chức biểu diễn, giao lưu vào những dịp ngày lễ, ngày tết hàng năm. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, bãi bỏ những hủ tục trong việc tang, việc cưới, vệ sinh làng bản…được tổ chscs triển khai thường xuyên.

          Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức có sự chuyển biến quan trọng. Công tác xây dựng Đảng về tổ chức được củng cố, kiện toàn, giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện. Trong 8 năm (1968 – 1975), Chi bộ xã Mường Khiêng đã tổ chức 2 kỳ Đại hội. Đại hội chi bộ xã Mường Khiêng lần thứ IV diễn ra năm 1970; Đại hội Chi bộ lần thứ V tổ chức năm 1972; Đại hội Chi bộ lần thứ VI diễn ra năm 1974. Trong 3 nhiệm kỳ, đồng chí Quàng Văn Tiêng được bầulàm Bí thư, đồng chí Quàng Văn Dọn được bầulàm Phó bí thư (Chủ tịch UBND).

          Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức tinh thầnNghị quyết 195-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 192-CT/TW ngày 26.10.1971 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong tổ chứcĐảng và trong nhân dân. Đảng viên, quần chúng nhân dân được quán triệt rõ mụcđích, yêu cầu, nội dung nghị quyết, chỉ thị và cách thức tư phê bình và phê bình đối vớiđảng viên theo tinh thần Chỉ thị192-CT/TW. Qua các bước triển khai, Chi bộ xã Mường Khiêng đã sàng lọc, phân loại, trình với Ban Thường vụ huyệnủy Thuận Châu 7 đảng viên vi phạm các nội dung[20] của Chỉ thị192-CT/TW để xem xét, xử lý. Gắn với xử lýđảng viên vi phạm, công tác phát triểnđảng viên mới cũng được quan tâm, sau khi kết thúc thực hiện Chỉ thị192-CT/TW, Chi bộ xã Mường Khiêng có 24 đảng viên, sinh hoạt trong 5 tổđảng. Mỗi tổđảng được giao phụ trách một hợp tác xã nông nghiệp. Nhìn chung công tác phát triển đảngviên trong giai thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1965-1975) ở Mường Khiêng phát triển chậm.

Chính quyền, các đoàn thể quần chúng được củng cố về tổ chức, có sự cải tiến phương thức hoạt động. Các tổ chức đoàn thể đều xây dựng được chương trình công tác, kế hoạc hoạt động cụ thể, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ đã tổ chức giáo dục chính trị cho đoàn viên, hội viên và phát động nhiều đợt thi đua lập thành tích trên các lĩnh vực công tác, tiếp tục phát huy tốt khí thế “3 sẵn sàng”, “3 đảmđang” trong lao động, sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Trong sản xuất tập trung hướng vào phong trào trồnghoa màu, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng xuất và sản lượng, làm mương, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước; vận chuyển thóc nộp thuếtừ xã ra huyện. Trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hướng vào củng cố xây dựng lực lượng, xây dựng xã chiến đấu và xã vững mạnh về chính trị, an ninh; tuyên truyền, vận độngđoàn viên thanh niên xung phong nhập ngũ đi chiến đấu,tham gia dân công hỏa tuyến (sang Lào) vớitinh thần quyết tâm bảo vệ nền tự do độc lập của Tổ quốc.

Ngày 30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cách mạng nước ta chuyển sang thời kỳ mới: cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong chiến thắng vĩ đại ấy, quân dân các dân tộc huyện Thuận Châu, xã Mường Khiêng tự hào đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo.

Trong 20 năm (1955 – 1975) khôi phục sản xuất, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu, Chi bộ xã Mường Khiêng hình thành, phát triển, phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện ở địa phương. Ngày đầu mới thành lập, Chi bộ xã Mường Khiêng có 5 đảng viên, sau 20 năm đã có 24 đảng viên. Trong 20 năm Chi bộ xã Mường Khiêng tổ chức 5 kỳ đại hội, từ Đại hội lần thứ I đến Đại hội lần thứ V. Điểm nổi bật nhất trong các kỳ Đại hội là sự tuân thủ đường lối cách mạng của Đảng, chấp hành sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu, là tinh thần chủ động, tích cực của đảng viên, nhất là cấp ủy chi bộ. Mặc dù chiến tranh bắn phá, điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, nhưng Chi bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ chính trị ở địa phương rất kịp thời và sát hợp. Khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững, sản xuất, văn hóa, y tế, giáo dục phát triển, đặc biệt đã tuyên truyền, động viên nhân dân góp phần đánh thắng các cuộc đánh phá bằng đường không của địch, điều đó thể hiện rõ vai trò và hiệu quả lãnh đạo của Chi bộ trong giai đoạn này. Thực tế phong trào vừa sản xuất vừa chiến đấu cũng là trường rèn luyện cán bộ đảng viên. Đảng viên gần dân, sâu sát nắm bắt nguyện vọng chính đáng của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đánh trả máy bay địch, tổ chức triển khai các phong trào cải tiến hợp tác xã, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tham gia làm đường giao thông, làm thủy lợi. Sự trưởng thành của Chi bộ xã vừa là nhân tố quyết định thắng lợi vừa là hệ quả phong trào cách mạng ở địa phương, là cơ sở cho những bước phát triển mới trong giai đoạn sau.

Chương III

ĐẢNG BỘ XÃ MƯỜNG KHIÊNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN

CÁC DÂN TỘC TRONG XÃ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1976 - 1985)

          I- Mường Khiêng khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng thế trận an ninh - quốc phòng vững mạnh (1976-1980)

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội với khí thế của một dân tộc vừa giành được thắng lợi vĩ đại. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cùng với cả nước, nhân dân tỉnh Sơn La đã tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất. Từ ngày 6/6 đến ngày 13/6/1976, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV được tổ chức trọng thể tại Thị xã Sơn La. Đại hội đã khẳng định những thành tích lớn lao mà Đảng bộ và nhân dân Sơn La đã đạt được trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong 5 năm (1976 - 1980).

Bước vào thời kỳ mới, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Thuận Châu xác định nhiệm vụ, mục tiêu: Chuyển mọi hoạt động phù hợp với tình hình mới, tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc phát huy kết quả đã đạt được, đoàn kết, quyết tâm khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ đề ra. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạnh và đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện, với đặc điểm, điều kiện của địa phương, Đảng bộ đã phát động các phong trào: đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lúa ruộng; tích cực trồng và bảo vệ rừng; củng cố phong trào hợp tác hóa, toàn dân làm công tác giao thông…

          Ngày 25/4/1976, nhân dân xã Mường Khiêng và nhân dân các dân tộc Thuận Châu nô nức cùng nhân dân cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, 95% cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Điều đó khẳng định ý thức chính trị, tinh thần đoàn kết, thống nhất của nhân dân Mường Khiêng, Thuận Châu trong thời kỳ mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

          Tháng 10 năm 1976, Chi bộ xã Mường Khiêng đã tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kì (1976 – 1978), có 20/24 đảng viên dự. Đại hội đã bầu đồng chí Quàng Văn Tiêng làm Bí thư; đồng chí Quàng Văn Dọn làm Phó Bí thư (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã), đồng chí Lò Văn Lả được bầu Chi ủy viên Thường trực.

Từ ngày 11 đến ngày 17/3/1977, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thuận Châu làn thứ X (vòng 2). Đại hội đã đánh giá những kết quả đã đạt được, đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2 năm 1977 - 1978. Nhiệm vụ trọng tâm là: Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, phấn đấu tăng nhanh về khối lượng sản lượng lương thực, thực phẩm, nâng cao đời sống của nhân dân. Coi trọng công tác xây dựng cơ bản để phục vụ sản xuất. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

Thực hiện mục tiêu của Đảng Đại hội đề ra, Chi bộ xã Mường Khiêng đã vận dụng và chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Công tác củng cố HTX được triển khai theo tinh thầnNghị quyết 61-NQ/TW của Hội đồng Chính phủ về cải tiến quản lý hợp tác xã.Trên cơ sở học tập kinh nghiệm ở các hợp tác xã Thôm Mòn, Chiềng Ly, Chiềng La và Noong Lay, Chi bộ xã Mường Khiêng đã chỉ đạo, tổ chức cho ban quản trị các HTX quán triệt, xây dựng phương án để củng cố phù hợp với điều kiện của địa phương. Mặc dù nhiều xã thuộc huyện Thuận Châu tổ chức xây dựng HTX toàn xã nhưng Chi bộ xã Mường Khiêng không chỉ đạo xây dựng HTX toàn xã mà tập trung chỉ đạo củng cố tổ chức bộ máy, chấn chỉnh công tác quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất ở các hợp tác xã. Đây là chủ trương đúng, vận dụng rất sáng tạo ở Mường Khiêng[21].

Với chủ trương đúng, cách làm phù hợp,sản xuất nông nghiệp ở Mường Khiêng giành được nhiều kết quả quan trọng.Công tác quản lý ở các HTX có chuyển biến tích cực, hầu hết xây dựng được đội chuyên, như đội chuyên làm ruộng, đội chuyên lâm nghiệpCác biện pháp thâm canh tăng vụ được triển khai tích cực ở các HTX, như tập trung làm phân xanh (nuôi bèo hoa dâu), ủ phân chuồng để trở ra ruộng đạt bình quân 5 tấn/ha. Các giống lúa mới có năng suất cao như IR 253, Nhập nội 8, Nhập nội 25 - X3… được đưa vào sản xuất ở hầu khắp các chân ruộng hai vụ. Mường Khiêng cùng các xã Thôm Mòn, Chiềng Ly, Chiềng La, Noong Lay… trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua thâm canh tăng năng suất của huyện. Tổng sản lượng lương thực (1976 – 1980) đạt bình quân 520 tấn thóc/vụ. Cùng với trồng lúa, các loại cây hoa mầu, chủ yếu là sắn, khoai, ngô được phân vùng quy hoạch, phát triển mạnh, đạt tổng diện tích 100 ha. Sản lượng hoa màu quy ra thóc đạt 210 tấn[22].

Cùng với việc củng cố tăng cường quan hệ sản xuất mới, công tác đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật vào sản xuất cũng được chú trọng. Xã đã xây dựng được hệ thống nhà kho, sân phơi, máy tuốt lúa. Công tác thủy lợi được chú trọng. Năm 1979, các tuyến mương trong xã được tu sửa, tổng số ngày công được huy động nhân dân xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang ruộng nước, nhất là tham gia xây dựng thủy điện Chiềng Ngàm đếnhàng vạn ngày công.

          Tuy năng suất, sản lượng đạt được còn thấp, giá trị hàng hóa chưa cao nhưng bước đầu đã tạo được cơ cấu kinh tế cân đối, phá vỡ thế độc canh trong trồng trọt, ngoài lúa là cây trồng chính, các loại cây hoa mầu như ngô, khoai, sắn, y dĩ…đã được mở rộng diện tích, góp phần tăng sản lượng lương thực. Sự phát triển của nông nghiệp đã kéo theo sự phát triển của chăn nuôi cùng các ngành nghề khác trong huyện.

Về chăn nuôi, mặc dù thời tiết khắc nghiệt: sương muối, giá rét và dịch bệnh xảy ra, thức ăn dự trữ cho gia súc thiếu, kỹ thuật chăn nuôi chưa đổi mới nhưng các hợp tác xã và các hộ gia đình đã chủ động tự giải quyết những khó khăn này. Kết quả: năm 1976 đàn trâu tăng 23% , đàn bò tăng 33%, đàn lợn tăng 30%, gia cầm tăng 40%  so với năm 1974. Xã đã có diện tích ao thả cá rộng, đạt 9 ha thu hoạch trên bình quân 10 tấn/năm[23], là xã có phong trào nuôi cá ao phát triển của huyện. Xã Mường Khiêng trong giai đoạn 1976-1980, luôn là đơn vị đi đầu trong công tác huy động thực hiện tốt nghĩa vụ lương thực, thực phẩm với Nhà nước[24].

Công tác trồng, bảo vệ rừng được chú trọng. Trong 2 năm (1976 - 1977), phong trào trồng rừng xã Mường Khiêng đạt kết quả cao, đã trồng mới hàng chục vạn cây lấy gỗ như lát, cây chủ cánh kiến khoanh nuôi chục ngànha. Bên cạnh trồng rừng, xã Mường Khiêng cũng chú trọng cử cán bộ tham gia tập huấn và thành lập đội phòng chống cháy rừng tại xã cũng như chú trọng thành lập các vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp. Đặc biệt, Chi bộ tập trung chỉ đạo trường học, các tổ chức đoàn thể tích cực hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và giáo dục về lợi ích của việc trồng cây, bảo vệ rừng cho nhân dân.

Thực hiện cuộc vận động tiết kiệm, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được triển khai tích cực, vì vậy xã có trên 45% số hộ tham gia gửi tiết kiệm.Mường Khiêng là một trong 8 xã của huyện Thuận Châu không ngừng phấn đấu tăng nguồn thu, giảm bội chi, tích cực huy động lương thực, thu mua lâm sản và thực phẩm, hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 10 đến 35%.

Trên cơ sở đầu tư vốn sản xuất, phát động quần chúng đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, thực hiện chính sách giá cả…nên đời sống của nhân dân đảm bảo, nhất là về lương thực, bảo đảm bình quân 23kg/tháng/người. Sức mua của nhân dân về thực phẩm và các mặt hàng khác đều tăng, đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều gia đình trong xã đã có nhà ở cao ráo, sạch sẽ.

Song song với việc bảo đảm đời sống, công tác bảo vệ sức khỏe của nhân dân các dân tộc trong xãcũng được tăng cường. Phong trào vệ sinh yêu nước với “bốn chương trình vệ sinh”được tuyên truyền, vận động thường xuyên trong nhân dân. Trạm y tế ở trung tâm xã tuy gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, con người, nhưng đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện công tác phòng dịch bệnh, nhất là thực hiện tốt “bốn chương trình vệ sinh”[25]. Công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch, nuôi con khỏe, dạy con ngoan được quan tâm.

Trong 5 năm (1976 - 1979), sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã tiếp tục phát triển. Xã đã có 01 Trường cấp I hoàn chỉnh, 01 lớp nhà trẻ mẫu giáo.

Công tác thông tin, văn hóa, văn nghệ được triển khai sâu rộng, tập trung tuyên truyền, cổ vũ động viên nhân dân thực hiện chủ trương đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương;bài trừ những tập tục lạc hậu có ảnh hưởng đến sản suất và sức khỏe của nhân dân. Mường Khiêng cùng với các xã như Chiềng La, Muổi Nọi, Chiềng Pấc, Chiềng Bôm, Tông Lệnh là những đơn vị điển hình về xây dựng nếp sống văn hóa mới ở địa phương.

Công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng được Chi bộ quan tâm chỉ đạo. Công tác xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng luôn được chỉ đạo, triển khai thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức phù hợp, như tổ chức cho toàn thể đảng viên quán triệt, học tập, thông qua tuyên truyền trực quan bằng pa nô, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu; thông tin thời sự, phổ biến trong Chi bộ về Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, các Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 2,3,4,5; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 và Nghị quyết lần thứ 16-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ huyện về tình hình nhiệm vụ mới. Đợtsinh hoạt tự phê bình và phê bình theo tinh thần Chỉ thị 72-CT/TW của Ban Bí thư được triển khai kỹ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đảng viên, quần chúng nhân dân trước những yêu cầu cấp bách về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đại bộ phận đảng viên, quần chúng nhân dân các dân tộc tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, dũng cảm, sáng tạo trong lao động sản xuất, nêu cao vai trò tiên phong trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Thực hiện Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 14.10.1978 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức đại hội Đảng các cấp, năm 1979, Chi bộ xã Mường Khiêng Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kì 1979 - 1980, đồng chí Quàng văn Tiêng tiếp tục được bầu làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Quàng Văn Dọn được bầu làm Phó Bí thư (Chủ tịch UBND), đồng chí Ngô Trí Dận được bầu Chi ủy viên Thường trực.

Thực hiện Nghị quyết 225-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, Chibộ chỉ đạo rà soát và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận, chuyên môn đội ngũ cán bộ xã, HTX đảm bảo theo yêu cầu nhiệm vụ được giao.Đến năm 1980, đội ngũ chủ chốt cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã, trưởng các bộ phận chuyên môn cấp xã; chủ nhiệm, kế toán HTX về cơ bản đã qua các lớp đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng, có cán bộ đã được đào tạo trình độ lý luận chính trị sơ cấp. Cùng với quy hoạch, đào tạo, trong những năm 1978-1980, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu, Chi bộ xãtiếp tục tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại trong quá trình thực hiện nội dung Chỉ thị 192-CT/TW của Ban Bí thư.

 Tuy nhiên, công tác xây dựng và phát triển Đảng vẫn còn những hạn chế tồn tại như: nhận thức của đảng viên và quần chúng nhân dân về đường lối của Trung ương chưa đầy đủ và sâu sắc; công tác quản lý kinh tế, xã hội chưa kịp với yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, việc vận dụng chính sách chưa cụ thể; kế hoạch đề ra chưa sát; việc tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ chưa cao. Công tác tổ chức và cán bộ chậm được quy hoạch, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế.

Cùng với chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, lần thứ V, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, Chi bộ xã tập trung triển khai cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1977 - 1981. Từ đầu năm 1977, công tác tuyên truyền về công tác bầu cử đã được triển khai. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng, hăng hái học tập, quán triệt chủ trương, mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của cuộc bầu cử; cơ cấu, tiêu chuẩn đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng nhân dân xã đã tiến hành kỳ họp cuối khóa, kiểm điểm hoạt động cả nhiệm kỳ, lấy ý kiến góp ý của cử tri phê bình Hội đồng nhân dân xã…Ngày 15/5/1977, từ sáng sớm bà con trong các bản đã sẵn sàng đi bầu cử, 99,23% cử tri xã Mường Khiêng đã cùng với cử tri toàn tỉnh hăng hái tham gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 1977 - 1981 có 25 đại biểu, đồng chí Quàng Văn Dọn được kỳ họp thứ nhất HĐND xã bầu làm Chủ tịch UBND.

Thông qua cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân, chính quyền được kiện toàn và qua các cuộc vận động chính trị, lề lối và phương thức hoạt động của bộ máy Nhà nước không ngừng được cải thiện, bám sát nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đề ra được những biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện. Nhờ đó, nhiều chỉ tiêu cơ bản đều được hoàn thành, nhiều đơn vị cơ sở là những đơn vị điển hình tiên tiến.

Công tác vận động quần chúng có nhiều chuyển biến, các phong trào thi đua sản xuất, xây dựng đời sống mớithường xuyên được phát động, vận động bằng nhiều hình thức phong phú gắn liền với nhiệm vụ chính trị của địa phương vào các dịp diễn ra sự kiện quan trọng của đất nước. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có các phong trào tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia quân đội, lên đường làm nhiệm vụ; xây dựng cánh đồng 5 tấn, thứ 7 lao động cộng sản chủ nghĩa, phong trào 10 tấn phân, phong trào “3 xung kích làm chủ tập thể”, khai hoang mở rộng diện tích…Hội phụ nữ có phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, chăn nuôi giỏi, bán nhiều thực phẩm cho Nhà nước, phong trào “Người phụ nữ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”…Thông qua phong trào, nhận thức của đoàn viên, hội viên về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có chuyển biến, tích cực  tham gia giúp đỡ đơn vị bộ đội địa phương; góp phần động viên chồng, con, người thân tham gia ủng hộ nghĩa vụ quân sự, hăng hái thi đua sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả. Công tác của Mặt trận, hoạt động của Chi hội nông dân tập thể xoay quanh những nội dung lớn như: vận động định canh, định cư, trồng cây bảo vệ rừng, xây dựng hợp tác xã, cải tạo tập tục lạc hậu, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, đồng bào vùng biên giới, giúp đỡ các gia đình chính sách…Các phong trào đó đã góp phần thiết thực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trịđã đề ra.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác vận động quần chúng tại xã vẫn còn những thiếu sót như: chưa coi trọng vai trò của các đoàn thể quần chúng; một số phong trào đề ra chưa rõ nội dung; hình thức thức vận động còn nghèo nàn nên kết quả còn hạn chế.

Tháng 2.1979, bọn phản động gây chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc nước ta.Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Lệnh tổng động viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chi bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Mường Khiêng nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị trước mắt là vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa chuẩn bị tốt các phương án sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ vững trật tự an ninh địa bàn, bảo vệ Tổ quốc.

Phương án, kế hoạch phòng chống bạo loạn ở địa phương được điều chỉnh bổ sung; đồng thời phương án sơ tán, bảo toàn tài sản, tính mạng của nhân dân được triển khai, như vận động nhân dân đào hầm trú ẩn cá nhân, chuẩn bị sẵn sàng sơ tán những tài sản cần thiết; xây dựng công sự nơi công cộng, trong các bản. Lực lượng dân quân du kích, tổ an ninh nhân dân phát triển về số lượng, được tăng cường về trang bị và củng cố về tổ chức. Để đáp ứng yêu cầu tác chiến, lực lượng dân quân du kích xã được tổ chức thành 2 bộ phận, gồm bộ phận làm nhiệm vụ tự vệ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và làm nhiệm vụ sơ tán; thường xuyên tổ chức tuần tra canh gác, bám sát tình hình ở địa phương. Đồng thời lực lượng dân quân tự vệ xã chấp hành tốt sự chỉ đạo của Chi bộ, triển khai hiệu quả chủ trương kết hợp tổ chức huấn luyện với lao động xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tham gia các chương trình kinh tế, văn hóa, như xây dựng công trình thủy điện Chiềng Ngàm, thủy lợi Tông Lệnh; trồng rừng, đào dỡ chế biến sắn, làm đường lên vùng cao; khai hoang nương bãi bằng, tham gia xây dựng phòng tuyến Pha Đin.

Vừa chủ động xây dựng các phương án sẵn sàng chiến đấu tại chỗ, vừa sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh của Đảng, từ năm 1978 đến năm 1980, hàng trăm thanh niên các dân tộc xã Mường Khiêng nối tiếp truyền thống yêu nước, hăng hái lên đường nhập ngũ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Mường Khiêng đã góp phần cùng với nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La thực hiện tốt nhiệm vụ khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ và giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để đạt được thành tích đó, Chi bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Mường Khiêngluôn phấn đấu, phát huy tích cực sức mạnh đoàn kết dân tộc, tăng cườnglãnh đạo, quản lý kinh tế, xã hội của hệ thống chính trị; khai thác tốt các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tuy nhiên cũng như các xã trong huyện, trong tỉnh, do nguyên nhân chủ quan và khách quan, kinh tế, xã hội ở xã Mường Khiêng cũng còn một số hạn chế, yếu kém tồn tại so với yêu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi thực tiễn. Sản xuất nông, lâm nghiệp tăng trưởng chậm, năng suất, sản lượng thấp, nặng về tự cấp tự túc. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhất là về lương thực, thực phẩm. Các phong trào thi đua nặng về hình thức, không thu hút được đoàn viên, hội viên và nhân dân các dân tộc tham gia. Phong trào văn hóa, giáo dục phát triển chậm, công tác tuyên truyền, vận động về xây dựng đời sống văn hóa chưa hiệu quả, tỷ lệ con em trong độ tuổi chưa đến trường học còn cao. Cơ sở vật chất trường lớp học tạm bợ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Công tác chỉ đạo, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có việc chưa sát với thực tiễn địa phương; tinh thần ỷ lại, thiếu gương mẫu ở một số đảng viên chưa được khắc phục, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của địa phương.

Khắc phục có hiệu quả những yếu kém, khai thác tốt tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tiếp theo đòi hỏi sự nỗ lực rất cao về mọi mặt của cán bộ, đảng viên, nhân dân, trước hết là sự nỗ lực của Chi bộ, mỗi đảng viên, tinh thần chủ động dẫn dắt phong trào thi đua trên các lĩnh vực của các tổ chức đoàn thể quần chúng, của mỗi đoàn viên, hội viên là yếu tố quyết định.

II. Mường Khiêng đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp, chủ động chống chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh, chính trị - xã hội (1981 - 1985)

Trong giai đoạn 1981 - 1985, thế giới có nhiều biến động lớn. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng, bên bờ của sự sụp đổ.

Nước tacũng đứng trước những thách thức mới. Âm mưu, hành động của các thế lực thù địch chống phá quốc phòng, an ninh diễn biến phức tạp. Đời sống của nhân dân khó khăn gay gắt. Cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La và huyện Thuận Châu, xã Mường Khiêng tiếp tục quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương (Nghị quyết IV, V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tình hình nhiệm vụ mới và phân cấp quản lý kinh tế cho cấp huyện) và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VI (1980), Nghị quyết Đại hội Đảng bộhuyện lần thứXI (1979). Trong đó tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng toàn diện, cân đối nhằmđảm bảotự túc được lương thực, thực phẩm; phát triển ngành nghề, văn hóa, giáo dục, y tế, gắn kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế…

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Châu, Chi bộ xã Mường Khiêng đã tập trung khắc phục mọi khó khăn, luôn chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương của Đảng trong điều kiện thực tế của địa phương. Tạo sự đoàn kết, thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng cũng như các biện pháp tổ chức thực hiện, tạo nên sức mạnh tổng hợp, giành được nhiều thành tích cơ bản trong kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng cũng như trong công tác xây dựng Đảng.

Sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI đề ra, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI (khoá IV) về “Đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường quốc phòng và an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, khắc phục những tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội” và Chỉ thị 100-CT/TW [26] của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động” (gọi tắt là khoán 100), sản xuất nông nghiệp ở Mường Khiêng đã đổi mới về cơ chế quản lý.Trong đó, hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ có quyền tự chủ về quản lý, sử dụng ruộng đất, lao động và phân phối sản phẩm sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp sản phẩm theo mức khoán sản phẩm với hợp tác xã. Hợp tác xã thực hiện chức năng làm dịch vụ cho kinh tế hộ bằng các hình thức phù hợp, như khoán theo định mức, đơn giá. Hộ xã viên có quyền về phân phối và tiêu thụ nông sản do mình làm ra. Đây là điểm mới trong sản xuất nông nghiệp, rất phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Với sự đổi mới về cơ chế quản lý, hầu hết các HTX đạt mục tiêu 5 tấn/ha/hai vụ. Những nơi có điều kiện khai hoang thành ruộng lúa đã được bà con khai thác. Tình trạng để ruộng hoang hoá đã cơ bản được khắc phục. Cùng với trồng lúa dưới ruộng, bà con xã viên tập trung khai phá mở rộng diện tích trên đất dốc để sản xuất lương thực theo quy hoạch của chính quyền địa phương. Vì vậy vấn đề ổn định lương thực từng bước được giải quyết. Bên cạnh cây lúa, các loại cây công nghiệp như đậu tương, dong riềng, trồng bông được nhân dân đẩy mạnh trồng. Thực tế từ những năm 1980, nhân dân xã Mường Khiêng đã từng bước tự túc được lương thực, ổn định đời sống, đóng góp nghĩa vụ lương thực với Nhà nước đạt kế hoạch, chỉ tiêu giao.

Chăn nuôi được tổ chức lại phù hợp với cơ chế mới. Đàn trâu cày kéo của các HTX giao khoán cho các hộ gia đình xã viên chăm sóc.Chăn nuôi lợn, gia cầm ở các hộ gia đình được giao khoán theo định mức, bình quân mỗi hộ gia đình được giao khoán 35 kg đến 45 kg thịt lợn hơi bán cho nhà nước. Để đạt được mục tiêu kế hoạch, công tác tuyên truyền, những biện pháp về phòng chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo triển khai.

Về giao thông có nhiều mặt tiến bộ, đảm bảo thông suốt từ huyện đến xã. Với hình thức Nhà nước, tập thể và nhân dân cùng làm, Chi bộ đã chỉ đạo, vận động nhân dân xã Mường Khiêng đóng góp ngày công, đã mở được hàng chục km đường liên bản, liên xã, sửa chữa các cầu treo đảm bảo phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

Cuộc vận động tổ chức lại sản xuất kết hợp định canh, định cư tiếp tục được chỉ đạo triển khai. Công tác quy hoạch vùng sản xuất, phân vùng trồng lúa, vùng trồng màu, vùng cây công nghiệp; phân công lại lao động, tổ chức thêm các ngành nghề sản xuất như gạch, ngói, vôi, xẻ, mộc, rèn…đã đem lại những bước phát triển mới ở địa phương.Quy mô hợp tác xã cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của cán bộ.

          Đi đôi với làm tốt công tác tuyên truyền, công tác văn hóa, văn nghệ quần chúng cũng được đẩy mạnh làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân cũng như động viên được các xã viên trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Sự nghiệp giáo dục là một trong những trọng tâm đượcchú trọng và đã giành được nhiều thành tích. Số học sinh có xu hướng tăng nhanh. Trường cấp I-II xã Mường Khiêngduy trì nền nếp học tập, nhiều học sinh cũng đã tốt nghiệp và được động viên theo học ở các bậc học tiếp theo hoặc học bổ túc văn hóa…để nâng cao trình độ.

Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được giữ vững. Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW của Bộ chính trị về: Kiên quyết đấu tranh chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch và Nghị quyết số 128-NQ/TW của Hội đồng bộ trưởng về:Những biện pháp cấp bách để bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, Chi bộ xã đã tổ chức triển khai cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân học tập quán triệt,nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động phá hoại nhiều mặt của các thế lực phản động đối với sự nghiệp cách mạng nước ta; vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

          Công tác tác tổ chức và quản lý hành chính được tăng cường. Công an huyện tăng cường cử lực lượng về cơ sở phối hợp nắm, bámđịa bàn, triển khai nhiệm vụ, phối hợp tổ chức truy quét các đối tượng hình sự. Các tổ an ninh nhân dân được củng cố, kiện toàn; chế độ khai báo tạm trú, tạm vắng, quản lý hộ khẩu được chỉ đạo sát sao. Nhờ đó, trong thời gian 1980-1985, nhiều vụ việc, hiện tượng tiêu cực, nhất là tình trạng trộm cắp tài sản, tổ chức đánh bạc… gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội đã bị quần chúng, lực lượng làm công tác an ninh phát hiện và xử lý nghiêm, giữ vững trật tự an ninh trên địa bàn.

          Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quần chúng hoạt động  nền nếp, nội dung, phương thức hoạt động sát với yêu cầu tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhất là trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã hội, như phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”... Thông qua các phong trào thi đua, đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể không những được rèn luyện trưởng thành mà còn góp phần động viên, cổ vũ tinh thần các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác xây dựng Đảng được quan tâm trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức. Thực hiệnsự chỉđạo của Ban Thường vụ huyệnủy, Đại hội Chi bộ xã MườngKhiêng lần thứIX, nhiệm kỳ(1981 -1983) tổ chức năm 1981, đồng chí Quàng Văn Tiêng tiếp tục được bầu làm Bí thư, đồng chí Quàng Văn Dọn được bầu làmPhó bí thư (Chủ tịch UBND), đồng chí Ngô Trí Giởn được bầu làmchi ủy viên - Thường trựcĐảng. Ngày 11/12/1983, Đại hội Chi bộ xã Mường Khiêng lần thứ X tổ chức. Đại hộiđã bầu đồng chí Quàng Văn Tiêng Làm bí thư, đồng chí Lường Văn Liên làm Phó bí thư (Chủ tịch UBND), đồng chíLò Văn Thành được bầu làm Phó bí thư Thường trực[27].

Quá trình chuẩn bị văn kiện, nhân sự Đại hội sát yêu cầu lãnhđạo, chỉđạo của Ban Thường vụ huyệnủy; báo cáo kiểm điểm, đánh giá công tác lãnh đạo của Chi bộ đảm bảo khái quát toàn diện, sát với tình hình địa phương.

          Công tác xây dựng Đảng được củng cố. Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng tập trung vào quán triệt, thảo luận dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V; Văn kiện dự thảo Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, Văn kiện dự thảo Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII; tuyên truyền, giáo dục đảng viên nhận thức rõ âm mưu hành động phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta, đặc biệt những diễn biến phức tạp tình hình quốc phòng, an ninh biên giới phía Bắc, Tây Nam của Tổ quốc; đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổtrong tình hình mới; phát huy tinh thần tự lực tự cường khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đã đề ra. Tổ chức triển khai đợt phát thẻ đảngtrong toàn chi bộ vào các đợt 19/5; 2/9 và 3/2 vào dịp kỷ niệm 90 năm năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/1980).

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên đi vào nền nếp. Công tác phát triển đảng viên được quan tâm. Số lượng đảng viên của Chi bộ xã Mường Khiêng đến năm 1985 có 35 đồng chí. Chế độ sinh hoạt Chi bộ Đảng được duy trì nền nếp, nội dung sinh hoạt đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo, định hướng tư tưởng, quản lý, uốn nắn nhiệm vụ công tác của mỗi đảng viên. Mỗi dịp sinh hoạt, Chi bộ tập trung đánh giá tình hình, nhiệm vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chi uỷ, Chi bộ, coi trọng phê bình, tự phê bình của đảng viên; biểu dương cá nhân gương mẫu, mô hình phát triển kinh tế, xã hội tiêu biểu, định hướng đúng đắn, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, nhận thức chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, củng cố tinh thần đoàn kết nội bộ, phát huy sức mạnh tập thể trong công tác lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Với những biện phápđó, Chi bộ luôn giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo, chỉđạocán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã được kiện toàn, từng bước được củng cố và hoàn thiện. Công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể quần chúng: Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ và Hội nông dân tập thể luôn bám sát nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, triển khai nhiều nội dung phong trào, động viên được đồng bào các dân tộc hăng hái thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng bộhuyện đề ra.

Tuy nhiên, công tác quản lý kinh tế - xã hội chậm cải tiến, nặng về hành chính bao cấp, sản xuất chưa theo quy hoạch; một số chủ trương, nhiệm vụ đề ra chưa thực hiện hiệu quả, chưa phát huy được thế mạnh của địa phương như nghề rừng, chăn nuôi, cây công nghiệp, quản lý lao động còn lỏng lẻo, quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, lý luận chính trị đội ngũ cán bộ đảng viên còn nhiều bất cập, do đóchưa phát huy tốt năng lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ.

5 năm (1981 - 1985) phấn đấu, cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc xã Mường Khiêng dưới sự lãnhđạo, chỉđạo của Chi bộđã nêu cao tinh thần đoàn kết, vận dụng sáng tạo chỉ thị, nghị quyết của Huyệnủy, Tỉnhủy vào thực tiễn địa phương, thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững tình hình an ninh trật tự, quốc phòng trên địa bàn. Trải qua thực tiễn phong trào thi đua, cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc xã Mường Khiêng không ngừng phát triển về mọi mặt. Hệ thống chính trị được tăng cường củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển. Nhân dân các dân tộc xã Mường Khiêng dưới sự lãnh đạo, dìu dắt của Chi bộ đã đoàn kết, đồng tâm, trách nhiệm trên mọi lĩnh vực, góp phần cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong huyệnthực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước, là xã còn nhiều khó về giao thông, cách xa trung tâm huyện lỵ, trình độ, năng lực lãnh đạo của cán bộ, đảng viên còn bất cập, nên một số nhiệm vụ,chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa đạt yêu cầu. Hệ thống chính trị nhìn chung được kiện toàn về tổ chức, nhưng chất lượng, hiệu quả công tác còn thấp. Lợi thế, tiềm năng về lao động, đất đai chưa được quan tâm nghiên cứu, khai thác có hiệu quả. Công tác quản lý có việc còn buông lỏng, nhất là trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Rừng già, rừng đầu nguồn bị chặt phá để lấy đất sản xuất lương thực, nạn cháy rừng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Con em trong độ tuổi đi học không đến trường chiếm tỷ lệ cao. Nếp sống văn minh, phòng dịch bệnh chưa có sự chuyển biến tích cực. Tập quán nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn còn nặng nề. Đường giao thông liên bản, liên xã chậm mở mang, nâng cấp. Đời sống tinh thần của nhân dân chậm được cải thiện, nâng cao… Đây là những thách thức to lớn đặt ra đối với Chi bộ xã bước vào giai đoạn mới, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.

Chương IV

 

ĐẢNG BỘLÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI, MƯỜNG KHIÊNG NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN (1986 - 2000)

I- Bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 1990)

          Đến giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội nước ta do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quân ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Sản xuất đình đốn, lưu thông, phân phối rối ren, nhập siêu cao và kéo dài. Giá cả tăng vọt, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi, đời sống nhân dân, cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang rất khó khăn. Trong khi đó, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến căng thẳng. Các thế lực thù địch câu kết với nhau thi hành chính sách bao vây, cô lập Việt Nam. Trong bối cảnhchung đó, huyện Thuận Châu nói chung, xã Mường Khiêng chịu tác động không nhỏ. Lương thực, thực phẩm để ổn định đời sống nhân dângặp rất nhiều khó khăn, từ năm 1983 - 1985 lại bị thiên tai liên tiếp, lụt, úng, sâu bệnh phá hoại mùa màng nghiêm trọng; vật tư, tiền vốn, nguyên vật liệu rất khan hiếm không đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh sản xuất. Cơ sở vật chất, kỹ thuật yếu, sản xuất mang nặng tínhtự cung tự cấp, lại bị cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trói buộc, kìm hãm. Năng lực quản lý, điều hành, nhất là về kinh tế của cán bộ xã còn hạn chế.

          Thực tiễn đó đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới, đưa đất nước phát triển ngang tầm với thời đại. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tổ chức tháng 12.1986 tại thủ đô Hà Nội đã quyết định chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế nhằm thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta tiến lên một giai đoạn phát triển mới. Đường lối đổi mới kinh tế, trọng tâm là giải phóng mạnh mẽ mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác tốt và có hiệu quả mọi khả năng của đất nước, của mọi thành phần kinh tế, trên cơ sở phát huy các nguồn lực trong nước là chính, mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút mạnh mẽ và có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý; phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và đổi mới quan hệ sản xuất nhằm đảm bảo cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, tạo nên một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển.

Từ ngày 29/9 đến ngày 3/10/1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XIII (nhiệm kỳ 1986 - 1988) tổ chức. Đại hội đánh giá kết quả lãnh đạo nhiệm vụ trong nhiệm kỳ XII, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1986 – 1990, 6 nhiệm vụ trọng tâm là:

          Một là, ổn định và phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng vững chắc. Thật sự đặt nông nghiệp lên vị trí hàng đầu, tập trung mọi cố gắng cho khai hoang, phục hóa, thâm canh, chuyên canh cùng với việc phát triển ba thế mạnh nhằm giải quyết cơ bản lương thực trên địa bàn huyện và có đóng góp với tỉnh. Đồng thời làm tốt công tác bảo vệ rừng, trồng rừng và sử dụng hợp lý đất đai, chuyển dần kinh tế tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa, nhất là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.

          Hai là, tập trung xây dựng một số cơ sở vật chất kỹ thuật có trọng điểm, phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời chăm lo củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực ngày một vững mạnh, củng cố toàn diện sáu xã vùng cao.

          Ba là, trên cơ sở phát triển sản xuất mà giải phóng những vấn đề cơ bản về phân phối, lưu thông, trong cả hai lĩnh vực: Nhà nước và tập thể, đó là thực hiện phân phối công bằng, làm tốt công tác quản lý thị trường, giá cả, đáp ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, nhằm ổn định và cải thiện từng bước đời sống của cán bộ và nhân dân.

          Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xã hội, nhất là duy trì phong trào nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và các hoạt động xã hội khác, nhằm nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho nhân dân, thực hiện có kết quả cuộc vận động xây dựng nếp sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.

          Năm là, thường xuyên xây dựng, củng cố lực lượng an ninh quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phấn đấu xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ngày một vững mạnh, hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân hàng năm, giảm dần tiến tới chấm dứt tình trạng bỏ quân ngũ, xây dựng lực lượng an ninh nhân dân vững mạnh ở tất cả các xã trong huyện.

          Sáu là, phấn đấu xây dựng Đảng bộ khá, tiến tới vững mạnh, ra sức xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất tạo nên sự chuyển biến mới về phong cách lãnh đạo, chỉ đạo theo cơ chế mới, phát huy mạnh mẽ phong trào hoạt động cách mạng của quần chúng, kiện toàn tổ chức bộ máy và năng lực điều hành quản lý của các cơ quan nhà nước trong quản lý kinh tế - xã hội.

          Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XIII khởi đầu thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ VIII (10/1986) và đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng bộ huyện Thuận Châu đã vận dụnglinh hoạt vào thực tiễn địa phương, từng bước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,thực hiện 4 chương trình kinh tế lớn: Lương thực, thực phẩm;hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và chương trình phát triển vốn rừng.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Chi bộ xã Mường Khiêng luôn phát huy tốt vai trò lãnh đạo toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh. Cùng với thực tiễn lãnh đạo, Chi bộ xã Mường Khiêng không ngừng được củng cố và phát triển về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đến năm 1986, Chi bộ xã có 38 đảng viên, sinh hoạt trong 6 tổ đảng. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vai trò lãnh đạo ở địa phương, Chi bộ xã đã được Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu quyết định thành lập Đảng ủy xã Mường Khiêng[28] năm 1986. Ban Chấp hành Đảng bộ lầm thời gồm có 9 ủy viên, 3 ủy viên Ban Thường vụ, đồng chí Quàng Văn Tiêng được chỉ định làm Bí thư, đồng chí Lường Văn Liên làm Phó bí thư (Chủ tịch UBND), đồng chí Lò Văn Thành làm Phó bí thư Thường trực. Ngày đầu mới thành lập, Đảng bộ xã Mường Khiêng có 5 chi bộ: Chi bộ Củ - Sát, Chi bộ Nam – Han, Chi bộ Nhốc – Thông, Chi bộ Hốc – Bon, Chi bộ Khiêng – Hang.

Đảng bộ xã Mường Khiêng thành lập là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành về tổ chức, năng lực lãnh đạo, phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong xã; vai trò, vị trí của xã Mường Khiêng trong thời kỳ mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đây dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Mường Khiêng càng có điều kiện thuận lợi để khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới trong tỉnh phát triển cao hơn.

Thực hiện Chỉ thị số 80-CT/TW ngày 11.3.1986 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức Đại hội Đảng các cấp,Đại hội Đảng bộ xã Mường Khiêng lần thứ XI nhiệm kỳ (1987-1989) tổ chức cuối năm 1986. Đại hộiđã tiến hành kiểm điểm sâu sắc công tác lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng Đảng, Chính quyền và củng cố các tổ chức đoàn thể quần chúng, công tác quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Trong quá trình thảo luận dự thảo Văn kiện Đại hội, các đại biểu đã phân tích, thống nhất chung nhận định đánh giá về kết quả đã đạt được, nêu rõ những mặt còn hạn chế, như quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp ngăn chặn, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương không theo quy hoạch chưa có hiệu quả; công tác củng cố, nâng cao sức chiến đấu của đảng viên, chi bộ chưa được chú trọng. Trên cơ sở phân tích rõ đặc điểm của địa phương, tình hình nhiệm vụ trong thời kỳ mới, bám sát chủ trương đổi mới của Đảng và nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ xã Mường Khiêng lần thứ XI đề ra nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu phù hợp. Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp vẫn là nhiệm vụ căn bản, trong đó xác định đẩy mạnh phát triển sản xuất lương thực, chăn nuôi gia xúc, gia cầm là chính.Văn hóa, xã hội tập trung phát triển giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong công tác củng cố, xây dựng hệ thống chính trị tập trung bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới và bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, đào tạo chuyên môn cho cán bộ đảng viên; giữ vững quốc phòng, an ninh.

Đại hội đã bầu 9 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ: Quàng Văn Tiêng, Lường Văn Liên, Lò Văn Thành, Lò Văn Hặc, Cà Văn Bang, Lò Văn Dương, Lò Văn Nhau, Cà Văn May[29]. Kỳ họp thứ nhất Ban Chấp hànhĐảng bộđã bầu 3 ủy viên Ban Thường vụ, đồng chí Quàng văn Tiêng được bầu chức vụ Bí thư Đảng ủy, đồng chí Lường Văn Liên (bản Pồng) được bầu chứcvụ Phó bí thư (Chủ tịch UBND), đồng chí Lò Văn Thành được bầu ủy viênBan Thường vụ - Thường trực Đảng ủy.

Thực hiện chủ trương đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VI, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu, chủ trương đổi mới trong lĩnh vực kinh tế từng bước được triển khai hiệu quả. Quan điểm về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, về chống tham ô, lãng phí…của Đảng, chương trình hành động “những việc cần làm ngay” đã được Đảng uỷ tập trung chỉ đạo triển khai tích cực ở địa phương.

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 (khoá VI), cơ chế mới trong phân phối, lưu thông, như triển khai thực hiện việc thu mua nông sản một giá (bỏ cơ chế thu mua hai giá - giá do nhà nước quy định và giá trên thị trường tự do); thực hiện chính sách mới về đầu tư sản xuất nông - lâm nghiệp, như ổn định diện tích khoán 5 năm (đối với diện tích đang sản xuất ổn đinh), chỉ thu thuế sau 5 năm (đối với diện tích phục hoá) và 7 năm (đối với diện tích mới khai hoang), những diện tích sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, đang trong diện định canh, định cư không phải chịu thuế; khuyến khích các HTX, các hộ gia đình phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, mở một số dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống...Từ năm 1987, những chủ trương đổi mới về kinh tế bắt đầu được chỉ đạo triển khai tích cực.

Trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện Nghị quyết số 10 –NQ/TW ngày 5.4.1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là khoán 10) và Thông báo số 82 –TB/TU của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về việc "sắp xếp lại tổ chức, củng cố hợp tác xã", Đảng ủy xã chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phù hợp, trong đó tập trung hướng dẫn và tiến hành sắp xếp, chia tách hợp tác xã đảm bảo quy mô phù hợp với địa bàn và trình độ quản lý. Đồng thời, trên cơ sở sắp xếp lại về tổ chức, các hợp tác xã đã tiến hành rà soát tư liệu sản xuất, tiến hành giao khoán hẳn cho hộ gia đình xã viên, như giao trâu, bò cày kéo, phân chia ruộng, (khoán 5 năm) cho các hộ gia đình xã viên tự chủ sản xuất theo quy hoạch của địa phương.

Thực hiện cơ chế khoán mới, phong trào sản xuất nông nghiệp ở xã Mường Khiêng có bước chuyển biến tích cực. Những diện tích có khả năng cày cấy, diện tích bị bỏ hoang hoá trước đây, bây giờ tiếp tục được bà con xã viên nhận khoán, khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích trồng lúa, trồng các loại cây hoa mầu để cải thiện đời sống. Không khí “đổi mới” tràn ngập trong bản, ngoài mường. Nhà nhà phấn khởi thi đua sản xuất phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, xây dựng cuộc sống ổn định. Các hộ gia đình đều tìm biện pháp tăng hệ số sử dụng đất ruộng một vụ bằng việc trồng ngô sớm, đậu đỗ các loại bước đầu tạo ra vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa. Cây màu được đẩy mạnh phát triển, nhất là sắn, một số cây công nghiệp như mía, chè, hương nhu được quan tâm đầu tư, do đó đều tăng về diện tích và sản lượng. Năng suất và sản lượng lương thực đều tăng đáng kể…Nghĩa vụ lương thực, thực phẩm với Nhà nước, với HTX được xã viên quan tâm, thực hiện tốt, tình trạng nợ đọng kéo dài cơ bản được khắc phục. Các HTX chuyển sang chủ yếu làm dịch vụ (trước đây chủ yếu quản lý lao động, xây dựng phương án sản xuất, phân phối sản phẩm…) tìm nguồn phân bón, thuốc trừ sâu giúp bà con xã viên đẩy mạnh sản xuất. Kinh tế hộ gia đình được khuyến khích, phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá của nhân dân bắt đầu phát triển mạnh. Các trại chăn nuôi tập trung của các HTX do khâu chuyển đổi công tác quản lý kém hiệu quả, vì vậy từng bước phải giải thể.

Công tác khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng nhìn chung có một số chuyển biến. Tuy nhiên, tình trạng chặt phá rừng lấy đất trồng lương thực, nạn cháy rừng do nhân dân đốt nương chưa được ngăn chặn hiệu quả. Công tác giao đất, giao rừng cho các HTX nhưng việc quản lý kém hiệu quả.

Chương trình hàng tiêu dùng của huyện được xã triển khai theo hướng vừa chú ý phát triển ở quy mô hộ gia đình, để mọi người dân ý thức tự sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng. Trong các mặt hàng tiêu dùng, đặc biệt chú trọng phát triển rộng rãi, có chất lượng các mặt hàng như vải mặc, chăn, gối, đệm của địa phương và các mặt hàng phục vụ sản xuất và sinh hoạt như công cụ lao động, đồ dùng bằng tôn, sắt, gạch, ngói, vôi, đường, bột dong, đồ gỗ gia dụng, hàng đan lát ...Đồng thời, với cơ chế mới, hoạt động dịch vụ bán lẻ hàng hóa như bánh kẹo, thuốc lào, thuốc lá, dầu thắp, muối ăn…của một số hộ gia đình bắt đầu phát triển ở những điểm dân cư sinh sống tập trung như ở trung tâm xã.Dẫu các mặt hàngchưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhưng đã mở ra nhiều triển vọng mới về phát triển kinh tế hàng hóa.

          Thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW và Hướng dẫn số 12-HD/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La về tổ chức Đại hội Đảng cơ sở, tháng 3/1989, Đại hội Đảng bộ xãMường Khiêng lần thứ XII, nhiệm kỳ (1989-1991) tổ chức.

Đại hội bầu 9 ủy viên Ban Chấp hànhĐảng bộ[30]: Lò Văn Thành, Lường Văn Liên, Lò Văn Hặc, Lò Văn Dương, Cà Văn Bang, Lò Văn Nhau, Quàng Văn Đức, Quàng Văn Púa, Lò Văn Thuận. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hànhĐảng bộ khóa XII đã bầu 3 ủy viên Ban Thường vụ, đồng chí Lò Văn Thành được bầuchức vụ Bí thư Đảng ủy, đồng chí Lường Văn Liên được bầu chức vụPhó bí thư (Chủ tịch UBND), đồng chí Lò Văn Hặc được bầuủy viên Ban Thường vụ - Thường trựcĐảng.

     Quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng, đại hội của xã đã thực sự phát huy tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, đánh giá đúng thực trạng tình hình ở địa phương và nêu cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở đảng, tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định đời sống nhân dân. Đặc biệt, việc lấy ý kiến của quần chúng nhân dân tham gia vào dự thảo báo cáo, đề ra phương hướng và nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới và giới thiệu nhân sự vào cấp ủy được dư luận quần chúng đồng tình ủng hộ, tạo niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Sự thành công của đại hội các cơ sở đảng góp phần quan trọng cho đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu tiến hành thuận lợi.

Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển. Phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học được duy trì, phát huy hiệu quả. 5 năm (1986 - 1990), Trường cấp I-II xã Mường Khiêng đã xây dựng được thêm 6 phòng học, mở được nhiều lớp (lớp vỡ lòng, lớp 1) ở các khu lẻ,  bàn ghế được đóng bổ sung, đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy và học tập. Số con em đến trường lớp học ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Công tác tuyên truyền, vận động con em trong độ tuổi đến trường học tập được triển khai tích cực. Đồng thời công tác xóa mù chữ tiếp tục được Đảng ủy chỉ đạo triển khai. Phong trào “dạy tốt, học tốt” được duy trì, phát triển.

           Trạm xá của xã được quan tâm củng cố, hoạt động nền nếp hơn. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban thường vụ huyện ủy, Đảng ủy xã chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân thành lậpQuỹ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tuy nhiên hoạt động của Trạm y tế xã còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhất là cơ số thuốc phục vụ nhân dân.Công tác tuyên truyền, vận động sinh đẻ có kế hoạch được đẩy mạnh, tuy nhiên hiệu quả chưa cao; dịch sốt rét chưa được ngăn chặn hiệu quả, tỷ lệ tử vong do mắc bệnh sốt rét còn xảy ra. 

          Nhìn chung, đời sống của nhân dân các dân tộc tại xã Mường Khiêng trong 3 năm có mặt khá lên so với trước về mức độ hưởng thụ văn hóa, giáo dục, y tế. Điều kiện về ăn ở cũng được nâng lên, số hộ ngói hóa tăng lên đáng kể. Các tiện nghi sinh hoạt ngày càng đầy đủ hơn. Tuy vậy, vấn đề an ninh lương thực chưa thực sự ổn định, tình trạng đói giáp hạt vẫn thường xuyên xả ra.

          Những năm 1989 - 1990, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tư tưởng của đảng viên và quần chúng. Bằng nhiều biện pháp tích cực như: Tổ chức học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, mở các đợt sinh hoạt chính trị... Đảng ủy xã đã giáo dục đảng viên và quần chúng vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật vẫn còn yếu, những vấn đề xã hội phức tạp vẫn nảy sinh, điều đó đặt ra cho công tác an ninh phải có những biệt pháp giải quyết hữu hiệu.

          Công tác quân sự địa phương có những chuyển biến tích cực. Công tác tuyển quân luôn đạt chỉ tiêu, hiện tượng quân bỏ ngũ giảm rõ rệt. Trong những năm trước, việc huấn luyện dân quân tự vệ và quản lý lực lượng dự bị động viên chưa thường xuyên và chặt chẽ, do đó chưa phát huy được tác dụng trong việc tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại cơ sở. Việc quản lý vũ khí cháy nổ vẫn còn nhiều bất cập.

                Triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Ban Bí thư Trung ương, Nghị quyết 5,7 và 8 của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết 33-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị xãMường Khiêng đã được củng cố một bước. Chức danh lãnh đạo chủ chốt các ngành được sắp xếp, kiện toàn theo hướng một người kiêm nhiều đầu mối công tác[31]. Chế độ học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng; quy định chế độ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng uỷ, Chi uỷ, Chi bộ nền nếp, đúng quy định Điều lệ. Việc phân công nhiệm vụ trong các cấp uỷ rõ ràng, gắn trách nhiệm của cấp uỷ viên trên từng lĩnh vực công tác. Công tác quản lý hồ sơ đảng viên, lý lịch M1, chuyển sinh hoạt đảng, bổ sung một số nội dung vào sơ yếu lý lịch có những cải tiến mới. Đảng uỷ trực tiếp quản lý lý lịch đảng viên.

Công tác phát triển đảng viên, quản lý đảng viên, kiểm tra, giám sát đảng viên và tổ chức đảng được đẩy mạnh, tiến hàng thường xuyên. Sau khi thành lập Đảng bộ, Đảng ủy đã kết nạp 4 đảng viên, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ lên 42 đồng chí. Đội ngũ đảng viên trẻ, 25/42 đồng chí  dưới tuổi 40, trên 50 tuổi có 13 đồng chí. Các đồng chí đảng viên cơ bản được phân công nhiệm vụ công tác cụ thể. Tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và ý thức chấp hành của Đảng viên tốt. Qua phân loại hàng năm, đảng viên xếp loại có ý thức chấp hành, thực hiện công tác vận động quần chúng tốt chiếm trên 70%[32]. Tuy nhiên, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng chưa thực sự được phát huy, nhất là trong lãnh đạo quản lý kinh tế, công tác tư tưởng có nơi còn thiếu kịp thời và chưa thường xuyên, chất lượng sinh hoạt chưa cao, trình độ đảng viên còn hạn chế nhiều mặt(còn 5 đảng viên mù chữ, số đảng viên có trình độ học vấn cấp II có 10 đồng chí, cấp III có 01 đồng chí; trình độ lý luận sơ cấp 6 đồng chí, trung cấp 4 đồng chí). Hoạt động của các đoàn thể quần chúng còn chưa đồng bộ nên hiệu quả không cao.

          Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã và công tác điều hành của Ủy ban nhân dân xã có nhiều tiến bộ. Các đoàn thể quần chúng quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương đổi mới, nhất là đổi mới tư duy về phát triển kinh tế, những mô hình sản xuất nông lâm kết hợp đạt hiệu quả kinh tế… trong nhân dân.

          5 năm (1986 - 1990) đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế - xã hội của xã Mường Khiêng có sự chuyển biến tích cực. Cơ chế quản lý mới về kinh tế nông lâm nghiệp từng bước được vận dụng triển khai ở địa phương. Các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế hộ gia đình bắt đầu phát huy hiệu quả. Nhiều hộ gia đình do thâm canh, chăm sóc ruộng tốt nên năng suất, sản lượng thu hoạch đạt cao.Chăn nuôi ở các hộ gia đình phát triển. Kinh tế tập thể - HTX nông nghiệp do cung cách quản lý lạc hậu, bình quân chủ nghĩa mất dần vai trò. Văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng được được thúc đẩy phát triển. Công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trịđược chú trọng, phát huy tốt hơn vai trò. Đời sống của nhân dân được cải thiện trên nhiều mặt. Số hộ làm được nhà kiên cố chiếm tỷ lệ đáng kể (năm 1990 đạt 6%), mua sắm được những phương tiện sinh hoạt hiện đại phục vụ đời sống như ti vi, đài radio, xe đạp…

5 năm đầu Đảng bộ xã Mường Khiêng thực hiện đường lối đổi mới cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Sản xuất nông nghiệp vẫn chưa thực sự vững chắc. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thâm canh cây trồng chưa phát triển thành phong trào rộng rãi trong nhân dân. Cơ cấu cây trồng chưa có sự chuyển hướng, chủ yếu vẫn độc canh cây lúa. Sản lượng lương thực bình quân còn thấp, năm 1990 mới đạt 5 tấn/ha/2 vụ. Diện hộ bị đói lương thực thường xuyên vào những tháng giáp hạt còn cao. Tỷ lệ con em trong độ tuổi đến trường chưa đến trường học, bỏ học sau ngày khai giảng còn nhiều.Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số chi bộ chưa cao. Việc quán triệt, tuyên truyền và vận dụng triển khai một số chỉ thị, nghị quyết ở địa phương còn yếu, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phê và tự phê ở một số đảng viên còn thấp. Công tác quản lý, điều hành của chính quyền có việc chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Các tổ chức đoàn thể sinh hoạt chưa nền nếp, nội dung, phương thức hoạt động chưa có sự đổi mới, chưa thu hút, phát huy hiệu quả vai trò của đoàn viên, hội viên trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

II. ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1991 - 2000)

          Bước sang năm 1991, cuộc khủng hoảng toàn diện diễn ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng trầm trọng, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang đứng trước những thử thách gay gắt. Ở trong nước, tình hình kinh tế xã hội tuy có những chuyển biến đáng kể, song vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng dao động, hoài nghi về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội. Bối cảnh trên đặt cho Đảng ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề: Phải định hướng đúng đắn, vạch ra đường lối để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Trước diễn biến mới của tình hình thế giới, đòi hỏi thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tổ chức từ ngày 24 đến ngày 27.6.1991 tại thủ đô Hà Nội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000. Đây là những văn kiện quan trọng, định hướng đúng đắn, đưa đất nước ta phát triển trong thời kỳ mới.

          Thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 22.5.1990 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng,từ ngày 23-10 đến ngày 26-10-1991, Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XV (vòng 2) tổ chức. Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu 5 năm (1991-1995) là: Tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu. Khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của huyện. Chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa ở những nơi có điều kiện, những vùng trọng điểm. Phấn đấu nhịp độ phát triển sản xuất hàng năm tăng từ 7 đến 9%. Ổn định và cải thiện một bước về đời sống của nhân dân, trước hết là về ăn và ở. Từng bước tạo sự chuyển biến trên các lĩnh vực xã hội gắn với sự chuyển biến về kinh tế. Đảm bảo về quốc phòng và an ninh, giữ vững sự ổn định về chính trị, tăng cường các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo hệ thống chính trị và đưa sự nghiệp đổi mới vào cuộc sống[33].

Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV đã được Đảng bộ xã Mường Khiêng tổ chức quán triệt, nghiên cứu, cụ thể hóa triển khai ở địa phương. Trong nông nghiệp, Đảng bộ xã tập trung chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân thâm canh, nâng hệ số sử dụng ruộng nước từ hai vụ lên ba vụ với công thức: Lúa mùa – cây vụ đông – lúa xuân; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất như CR203, IR64, IR352, TK90 nhằm mở rộng vùng sản xuất hàng hóa trong nhân dân. Với sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ, sản xuất nông nghiệp ở xã Mường Khiêng đã có những chuyển biến tiến bộ, cơ cấu cây trồng, mùa vụ thay đổi, việc thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi có chiều hướng tăng nhanh về khối lượng, chất lượng sản phẩn. Các bản đã giảm diện tích trồng lúa trên đất dốc, chuyển mạnh trồng ngô hàng hóa; đẩy mạnh thâm canh lúa ruộng; khai hoang ruộng một vụ, phục hóa ruộng hai vụ. Diện tích ruộng tăng, năm 1995 toàn xã đạt 95 ha[34]. Với các giống lúa mới chất lượng gạo ngon, đạt năng suất bình quân 5,5 tấn/ha/hai vụ. Việc thâm canh hoa màu như ngô, sắn, đậu tương, đỗ xanh…được đẩy mạnh phát triển.Các giống ngô TSB1,TSB2 được trồng đại trà đã làm tăng năng suất và chất lượng ngô hàng hóa, diện tích tăng nhanh từ 45 ha năm 1990 lên hơn 150 ha năm 1995, năm 2000 tăng lên 450 ha, năng suất bình quân tăng từ 1,7 tấn/ha lên 7 tấn/ha. Diện tích trồng cây ăn quả đạt hàng trăm ha, trong đó chủ yếu như cây mơ, xoài, nhãn, bưởi… Phong trào phát triển vườn rừng, vườn nhà với các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao có xu hướng phát triển nhanh.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nhân dân tăng về quy mô đàn, những giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao như trâu, bò, ngựa, dê bắt đầu được các hộ gia đình đầu tư phát triển, năm 2000, toàn xã có hàng ngàn con trâu, hàng ngàn con bò. Chăn nuôi lợn bắt đầu chuyển mạnh sang hướng phát triển lợn lai. Vị thế của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp được nâng cao, không những đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ở địa phương mà còn  nguồn cung cấp cho Thị xã Sơn La.Tháng 12/1995, Trạm thú y huyện Thuận Châu được thành lập đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong xã về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Tuy nhiên, tình trạng thả rông gia súc vẫn còn phổ biến, gây khó khăn trong chăm sóc, kiểm soát dịch bệnh. Vai trò kinh tế hộ gia đìnhthực sự phát huy hiệu quả, góp phần quyết định vào việc cải thiện đời sống và tăng sản phẩm cho xã hội, xuất hiện nhiều hộ gia đình sản xuất nông nghiệp giỏi.

Đầu tư xây dựng cơ bản được tăng cường. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như một số dự án thuộc chương trình đầu tư 133, 135 của Chính phủ xây dựng các công trình cơ bản ở địa phương giai đoạn 1995-2000 nhìn chung thấp, xây dựng được 3 phòng học bán kiên cố, tư sửa một số đoạn mương, phai bản Khiêngxuống cấp để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 1991 có mưa lũ lớn trên diện rộng, nhiều công trình thủy lợi, giao thông bị sạt lở, hư hỏng nặng; nhiều diện tích ruộng bị ngập, vùi lấp. Để khắc phục hậu quả, Đảng ủy xã tuyên truyền, vận động nhân dân đống góp ngày công, tập trung tu sửa, nạo vét các kênh mương, bảo dưỡng đường giao thông liên bản với hàng ngàn ngày công đóng góp của nhân dân, đào đắp hàngtrăm m3 đất đá, đảm bảo ổn định đời sống, sản xuất.

Việc sản xuất gạch ngói, các dịch vụ rèn, mộc, sửa chữa, may mặc... phát triển mạnh, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Hoạt động dịch vụ kinh doanh các mặt hàng tạp hóa, xay sát phát triển nhanh ở địa bàn. Hầu hết ở các cụm bản đều có một số hộ gia đình kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất. Cơ cấu lao động trên địa bàn xã về cơ bản vẫn thuần nông nghiệp, tuy nhiên đã xuất hiện lao động bán nông nghiệp. Ở vùng cao, điều kiện giao thông khó khăn, 4 mặt hàng được Nhà nước trợ giá phục vụ nhân dân được chỉ đạo triển khai kịp thời, hiệu quả. Với tình hình như nêu trên cho thấy sự hình thành, phát triển mới về kinh tế, lưu thông hàng hóa ở địa phương.

Công tác khôi phục và bảo vệ vốn rừng, phủ xanh đất trông, đồi núi trọc đã được cấp ủy Đảng, chính quyền trung chỉ đạo. Thực hiện Chỉ thị số 90/CT-HĐBT ngày 19.3.1992 của Hội đồng bộ trưởng và Quyết định số 62/1992/QĐ-UBND và Quyết định 358/1992/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La về việc cấm khai thác lâm sản và tổ chức quản lý, bảo vệ rừng,được các ngành chức năng của tỉnh, của huyện phối hợp triển khai, Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng của xã, Ban Lâm nghiệp xã đã tiến hành rà soát diện tích rừng, tổ chức triển khai giao đến từng hộ để quản lý, có kế hoạch sản xuất phù hợp với quy hoạch của địa phương. Gắn công tác giao đất, giao rừng với phong trào phát triển vườn rừng, chương trình khôi phục và phát triển vốn rừng ở xã được tuyên truyền, vận động nhân dân ý thức chấp hành luật bảo vệ, khai thác rừng. Việc trồng rừng phòng hộ, rừng tập trung và rừng phân tán được triển khai rộng khắp. Công tác phòng chống và xử lý các vụ vi phạm về khai thác, gây cháy rừng được quan tâm đẩy mạnh hơn.

Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ emđược duy trì ổn định. Phong trào tiêm chủng mở rộng6 loại vác xin và uống vitamin A cho trẻ em dưới 5 tuổi được chỉ đạo tuyên truyền, triển khai nền nếp, số trẻ được tiêm chủng, uống vitamin A tăng trong toàn xã. Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch được chỉ đạo, các tổ chức đoàn thể, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe triển khai thường xuyên hơn. Các chương trình y tế quốc gia như phòng chống sốt rét, bướu cổ... được các cấp, các ngành chú trọng chỉ đạo và thực hiện có kết quả, dịch bệnh giảm rõ rệt, đặc biệt bệnh sốt rét giảm từ 15 % năm 1991 xuống còn 7% năm 1995, tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ 98%. Cơ sở vật chất của Trạm y tế xã được tăng cường, đầu tư xây dựng và hoạt động có hiệu quả hơn trước.

          Các vấn đề văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đúng mức. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được tập trung đầu tư và chú trọng chỉ đạo. Ngày 7/5/1993, Ủy ban nhân dân huyện Thuận Châu ban hành Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, với mục tiêu tổng quát: Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mục tiêu cụ thể: mỗi gia đình có 1 - 2 con, đến năm 2000 bình quân trong xã, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con để ổn định dân số. Ban Dân số - kế hoạch hóa gia đình xã được kiện toàn, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc tuyên truyền, vận động và cung ứng dịch vụ phục vụ nhân dân. Số người thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch ngày một tăng. Vì vậy, tỷ lệ sinh trong xã giảm đáng kể, đạt mức 2,5%, số người sinh con thứ 3 giảm rõ rệt, trong năm 1995 có 85% các cặp vợ chồng không sinh con thứ 3 (ở vùng thấp). Trong 5 năm (1995 - 2000) có nhiều bản có 100% các cặp vợ chồng không sinh con thứ 3 như bản Khiêng, bản Thông, bản Hốc. Các dịch bệnh nguy hiểm được ngăn ngừa, bệnh sốt rét giảm từ 10% năm 1995 đến năm 2000 còn 5%. Cơ sở vật chất, thiết bị của Trạm xá  xã được nhà nước quan tâm đầu tư. Đội ngũ cán bộ y tế trạm xá được 05 biên chế trong đó có 01 y sỹ, 02 y tá, 1 nữ hộ sinh và 31 cán bộ y tế bản được bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Công tác giáo dục có bước tiến bộ mới. Công tác tuyên truyền, vận động con em trong độ tuổi đến trường được chỉ đạo sát sao. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường có xu hướng tăng, năm học 1995-1996 học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 có 745 học sinh, đến năm học 1999-2000, toàn xã có 950 học sinh. Phong trào phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua như tổ lao động xã hội chủ nghĩa, chiến sỹ thi đua cơ sở, lao động tiên tiến, trường thi đua dạy tốt trong nhà trường được đẩy mạnh. Hệ thống lớp cắm bản được nhân rộng,riêng bậc tiểu học có 33 giáo viên, mở được 6 cụm lớp học cắm bản có từ lớp 1 đến lớp 4. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ trong độ tuổi thu được nhiều kết quả, trong 5 năm 1995-2000, toàn xã đãphổ cập, xóa mù chữ cho 380người; năm học 1997-1998, xã Mường Khiêng đã được công nhận hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học. Ngày 13 tháng 9 năm 1999, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ra quyết định đầu tư xây dựng một nhà cấp 4 với 3 phòng học Trường PTCS xã Mường Khiêng[35]. Cơ sở vật chất bước đầu được cải thiện đã góp phần cải thiện chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập, trường lớp còn thô sơ, chưa đảm bảo điều kiện dạy và học. Đội ngũ giáo viên chính quy còn ít, phần nhiều là giáo viên cắm bản. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường còn chưa cao, chất lượng dạy và học còn hạn chế.

Hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền được chú trọng. Hoạt động văn nghệ quần chúng phát triển.Xã thành lập được 01 đội văn nghệ quần chúng phục vụ cho các sự kiện và các dịp lễ quan trọng trong năm. Đặc biệt, nhân dịp Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Thuận Châu (21/11/1952 - 21/11/1992), đội văn nghệ các bản đã tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân. Đảng ủy quan tâm phối hợp với Đội thông tin lưu động của huyện để tổ chức tuyên truyền, chiếu phim.

Năm 1995, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện ủy, Đảng bộ xã Mường Khiêng đã phát động nhân dân trong xã lập: “Sổ vàng truyền thống cách mạng” để báo công nhân dịp Kỷ niệm 50 năm thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/1995). nói lên những đóng góp, cống hiến của bản thân, gia đình, địa phương, đơn vị vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xã cũng đã phát động cán bộ và nhân dân đóng góp quỹ xây dựng Đài tưởng niệm tại sân vận động huyện Thuận Châu, nơi Bác Hồ lên thăm và nói chuyện với đồng bào Tây Bắc ngày 7/5/1959 theo lễ phát động ngày 4/10/1995 của Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện.

Việc thực hiện chính sách xã hội được quan tâm hơn, tổ chức cứu trợ kịp thời cho những hộ bị thiên tai, hỏa hoạn, thiếu đói, mất mùa, giúp đỡ người tàn tật cô đơn, trẻ mồ côi, tổ chức cai nghiện cho các đối tượng nghiện hút thuốc phiện... Đảng ủy đã chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách xã hội, Pháp lệnh “Người có công với nước”, xây dựng nhiều công trình tình nghĩa: Nhà, vườn cây, ao cá tình nghĩa... góp phần giúp đỡ, động viên và củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân xã và các đoàn thể thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình thương binh liệt sỹ, các cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có công với nước nhân dịp lễ, tết hoặc ngày 27/7 hàng năm.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tuy có những tiến bộ, song vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ con em trong độ tuổi mù chữ, chưa đến trường học, bỏ học sau ngày khai giảng, còn nhiều. Ở vùng cao còn nhiều bản chưa có lớp học. Trình độ văn hóa của nhân dân còn cách xa với yêu cầu công cuộc đổi mới kinh tế và công tác an ninh quốc phòng. Bệnh sốt rét, bướu cổ, công tác vệ sinh môi trường vẫn còn là vấn đề lớn phải kiên trì giải quyết trong nhiều năm. Đời sống kinh tế, tinh thần của người dân còn thấp, 90% dân số chưa được xem truyền hình.Bên cạnh đó, số người tảo hôn còn cao, tình trạng kết hôn cận huyết vẫn còn tồn tại ở nhiều bản trong xã.

          Trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, những vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, Đảng bộ đã thường xuyên giáo dục và nâng cao tinh thần cảnh giác, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, coi trọng công tác huấn luyện, diễn tập đi đôi với giáo dục quốc phòng toàn dân, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Công tác huấn luyện dân quân tự vệ, rà soát, quản lý lực lượng dự bị động viên, xây dựng phương án phòng thủ, tuyển quân hàng năm luôn được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Do đó, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhân tố gây mất ổn định chính trị vẫn còn, kinh tế - xã hội của xã còn nhiều khó khăn, nhưng về cơ bản an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn được giữ vững.

Để đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện Chỉ thị 406-TTg, ngày 8/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất, lưu hành và đốt pháo, Đảng bộ đã chỉ đạo, triển khai các biện pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân nâng cao ý thức chấp hành nhằm phòng tránh cháy nổ, tai nạn do pháo gây ra. Tết Nguyên đán Ất Hợi 1995 tình trạng đốt pháo ở xã cơ bản được ngăn chặn.

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức có sự đổi mới. Xây dựng Đảng vững mạnh, thống nhất về chính trị, tư tưởng. Bám sát các chủ trương của Trung ương Đảng, đặc biệt như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) về một số vấn đề đổi mới chỉnh đốn Đảng, sự chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu, Đảng bộ xã Mường Khiêng xác định đúng tình hình, đặc điểm của địa phương, như mặt bằng trình độ dân trícòn thấp, điều kiện về kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống, sản xuất còn nhiều khó khăn; kinh tế chủ yếu tập trung sản xuất nông nghiệp, còn mang nặng tính tự túc, tự cấp; chuyển sang cơ chế mới, đòi hỏi tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo của cán bộ đảng viên đang là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa cái cũ và cái mới, giữa tiến bộ với lạc hậu đang diễn ra sôi nổi trong Đảng bộ và trong quần chúng nhân dân. Từ những phân tích khách quan đó, Đảng bộ xã Mường Khiêng xác định mục tiêu công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc phải nhận thức sâu sắc, thống nhất hành động, lấy phát triển kinh tế - xã hội làm nhiệm vụ trung tâm, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ cấp bách.

Với nhiều hình thức triển khai, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân xã Mường Khiêng đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, tin tưởng vào đường lối đổi mới, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Đảng bộ địa phương; nâng cao ý thức, trách nhiệm, tiên phong gương mẫu trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Công tác xây dựng Đảng về tổ chức có sự đổi mới, Ban Chấp hành Đảng bộ, chi ủy chi bộ được củng cố, kiện toàn đảm bảo cơ cấu, trình độ, năng lực lãnh đạo toàn diện ở địa phương.Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu, từ năm 1990 đến năm 2000, Đảng bộ xã Mường Khiêng tổ chức 3 nhiệm kỳ Đại hội. Đại hội Đảng bộ xã Mường Khiêng lần thứ XIII, nhiệm kỳ (1991 – 1993) tổ chức năm 1991. Đại hội đã bầu 9 ủy viên Ban Chấp hành: Lường Văn Liên, Lò Văn Dương, Lò Văn Hặc, Quàng Văn Đức, Cà Văn Bang, Lò Văn Nhau, Cà Văn May, Lò Văn Nọi, Quàng Văn Púa. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIII đã bầu 3 ủy viên Ban Thường vụ, đồng chí Lường Văn Liên được bầu làm Bí thư, đồng chí Lò Văn Dương được bầu làm Phó bí thư (Chủ tịch UBND), đồng chí Lò Văn Hặc được bầu làm Phó bí thư Thường trực.

Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV nhiệm kỳ (1993-1995) tổ chức năm 1993. Đại hội đã bầu 9 ủy viên Ban Chấp hành: Lường Văn Liên, Lò Văn Dương, Lò Văn Hặc, Lò Văn Thuận, Lò Văn Nọi, Quàng Văn Púa, Cà Văn Xương, Bạc Thị Thâng, Lò Văn Nhau. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIV đã bầu 3 ủy viên Ban Thường vụ, đồng chí Lường Văn Liên được bầu làm Bí thư, đồng chí Lò Văn Dương được bầu làm Phó bí thư (Chủ tịch UBND), đồng chí Lò Văn Hặc được bầu làm Phó bí thư Thường trực.

Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XV nhiệm kỳ (1996-2000) tổ chức cuối năm 1995.  Đại hội đã bầu 11 ủy viên Ban Chấp hành: Lường Văn Liên, Lò Văn Dương, Quàng Văn Đức, Lò Văn Nhau, Quàng Văn Púa, Lò Văn Thuận, Lò Văn Nọi, Cà Văn Xương, Lò Văn Thanh, Bạc Thị Thâng, Lò Văn Hặc. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ XV đã bầu 3 ủy viên Ban Thường vụ, đồng chí Lường Văn Liên được bầu làm Bí thư, đồng chí Lò Văn Dương được bầu làm Phó bí thư (Chủ tịch UBND), đồng chí Quàng Văn Đức được bầu làm Phó bí thư Thường trực.

Các kỳ Đại hội Đảng bộ được chỉ đạo, tổ chức đúng kế hoạch, sự chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu. Văn kiện Đại hội, công tác nhân sự Đại hội được chuẩn bị kỹ, đảm bảo đúng nguyên tắc; bầu được Ban Chấp hành khóa mới, bầu đượcđại biểuđi dựĐại hội cấp trên. Tỷ lệ đảng viên dự Đại hội đều đạt trên 90%. Trong quá trình Đại hội, không khí thảo luận sôi nổi, tập trung đánhgiá, kiểm điểm sâu công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên các lĩnh vực, trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu sát hợp với thực tiễn địa phương, trong đó mục tiêutrọng tâm là xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh chuyển hướng sản xuất cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm hàng hóa; đẩy mạnh thâm canh cây lúa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng.

Công tác phát triển đảng viên mới thường xuyên được tiến hành, đảm bảo chất lượng. Trong 5 năm đã kết nạp được 31 đảng viên mới, trong đó đoàn viên thanh niên chiếm 45%, đã đề nghị chuyển đảng chính thức cho 20 đồng chí. Đảng ủy đã xóa được trường, trạm, bản trắng đảng viên với 31/31 bản. Năm 1995, có 52 đảng viên đến năm 2000 số đảng viên là 83 đồng chí.

Sau Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, bắt đầu sắp xếpchi bộ theo bản, liên bản (thay cho mô hình chi bộ theo HTX trước đây).Công tác quản lý, phát triển đảng viên có nhiều tiến bộ, từ năm 1989 đến năm 2000, Đảng bộ xã kết nạp 31đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 73 đồng chí, hầu hết các bản đều có đảng viên.Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luậtcủa Đảng được quan tâm thường xuyên, tập trung xử lý những trường hợp đảng viên nợ đọng kéo dài, xâm tiêu công quỹ. Đặc biệt việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên từ Đảng ủy đến chi bộ, xây dựng gương đảng viên tiên biểu trong xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự có tiến bộ rõ rệt.Công tác đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên ngày càng thực chất, sát hơn với thực tế của địa phương. Bình quân hàng năm số đảng viên được đánh giá, phân loại đạt mức đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên chiếm 85%.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, lý luận chính trị đội ngũ cán bộ được quan tâm chú trọng. Để nâng chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng ủy chỉ đạo triển khai  từ khâu quy hoạch, đào tạo lý luận chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ lãnh đạo. Đến năm 2000, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành, đoàn thể; thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc đều đã chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị.

Ngày 20.11.1994, cùng với cả nước, 100% cử tri xã Mường Khiêng nô nức đi bầu cử; kết quả bầu được 31 đại biểu Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 1994 - 1999. Phiên họp thứ nhất HĐND xã nhiệm kỳ 1994-1999 đã bầu các chức danh Thường trực HĐND, đồng chí Lường Văn Liên làm Chủ tịch HĐND; bầu 7 ủy viên UBND; đồng chí đồng chí Lò Văn Dương được bầu Chủ tịch UBND và cácchức danh Phó chủ tịch UBND.Sau bầu cử, những mặt còn hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành của chính quyềnđượcĐảngủy tập trung chỉđạo khắc phục, trọng tâm như việc nâng cao chất lượng dịch vụ thủ tục hành chính. Đặc biệt gắn với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), thực hiện Chỉ thị số 22/1998/TTg ngày 15.5.1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Kế hoạch số 02 -KH/TU ngày 15.10.1998 của Ban chỉ đạo triển khai quy chế thực hiện dân chủ tỉnh uỷ Sơn La, Đảng bộ xã tập trung chỉ đạo, triển khai các bước phù hợp, sát với tình hình thực tiễn của địa phương, trong đó xác định rõ chính quyền địa phương phải thông báo cho dân biết 14 việc, 6 việc dân được bàn và trực tiếp quyết định, 8 việc dân được bàn, 10 việc làm dân được kiểm tra, giám sát. Với sự chỉđạo sát sao của cấpủy, vai trò giám sát, quản lý, điều hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xãđược nền nếp và có hiệu quả rõ hơn.Những vụ việc, hiện tượng gây xã hội bức xúc như: Truyền đạo trái phép, di dịch cư tự do được xử lý kịp thời; công tác cứu đói, triển khai các chương trình, dự ánphát triển kinh tế - xã hội được chỉ đạo triển khai hiệu quả.

Các tổ chức đoàn thể quần chúng không ngừng được củng cố về mọi mặt. Tất cả các bản đều tổ chức được hệ thống tổ chứcđoàn thể quần chúng. Tuy còn những khó khăn nhất định, nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, các cuộc vận động phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ an ninh trật tự đã được các tổ chức đoàn thể quần chúng tích cực triển khai ở cơ sở, tiêu biểu như cuộc vận động thực hiệnChỉ thị số 06/CP ngày 29.01.1993 của Chính phủ về công tác phòng chống ma tuý; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, đền ơn đáp nghĩa, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc… Hội Nông dân phát động phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, chống đói nghèo, lạc hậu; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức các phong trào vận động nhân dân các dân tộc đoàn kết thi đua sản xuất thực hành tiết kiệm, vận động chống mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống văn hóa mới; Hội liên hiệp phụ nữ phát động phong trào thi đua vận động “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, chăm lo quyền lợi, đời sống cho phụ nữ và trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình; Đoàn thanh niên tích cực tuyên truyền nghị quyết đại hội Đảng các cấp, vận động đoàn viên, thanh niên thực sự là mũi nhọn đi đầu trong phong trào lao động sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phong trào học tập và rèn luyện tốt; Chi hội Chữ thập đỏ hoạt động tốt, hỗ trợ nhân đạo kịp thời cho nhân dân khi gặp thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp khó khăn.

Bên cạnh thực hiện chức năng vận động và tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể quần chúng xã Mường Khiêng đã phát huy tốt vai trò cầu nối, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Đảng. Vì vậy, những vấn đề bất cập mới nảy sinh trong sản xuất và đời sống ởđịa phương đã được Đảngủy xã Mường Khiêng chỉđạo kịp thời, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, thúc đẩy phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và giảm dần những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội. Những hiện tượng kiện cáo, đơn thư vượt cấp ở xã hầu như không có. Tình trạng xâm canh giữa một số bản giáp ranh trong xã với xã khác không diễn biến phức tạp, cơ bản được giải quyết ổn định. Điển hình trong công tác vận động nhân dân như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội liên hiệp Phụ nữ xã có nhiều biện pháp sáng tạo, hiệu quả.

Ngày 27.7.1999, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, khóa X ra Nghị quyết ấn định thời gian Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999-2004. Ngày 7.8.1999, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 49-CT/TW về việc lãnh đạo bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, thông tư của Quốc hội, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ tỉnh ủy, Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, Hội đồng bầu cử Hội đồng nhân dân xã Mường Khiêng đã triển khai các bước hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo đúng Luật bầu cử (sửa đổi) và hướng dẫn bầu cử của Hội đồng bầu cử Trung ương. Ngày 14.11.1999, cùng với nhân dân cả nước, 99% cử tri xã Mường Khiêng nô nức đi bầu cử bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Kết quả, 29 đại biểu trúng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 1999 - 2004. Kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 1999 - 2004 đã bầu các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký Hội đồng nhân dân xã; bầu 7 ủy viên Ủy Ban nhân dân xã, đồng chí Quàng Văn Đứcđược bầu làm Chủ tịch UBND.

          Mười năm (1991 - 2000) lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện chủ trương đổi mới phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Mường Khiêng đã vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành cơ bản các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, có những lĩnh vực phát triển tích cực, chuyển biến rõ nét, nhất là tư duy đổi mới phát triển kinh tế. Các thành phần kinh tế (tư nhân, tập thể, HTX…) ở địa phương được khuyến khích, phát huy. Cơ cấu lao động đã có sự thay đổi, xuất hiện lao động bán nông nghiệp (vừa kinh doanh dịch vụ vừa sản xuất nông, lâm nghiệp theo mô hình VAC). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến quan trọng từ chủ yếu chú trọng phát triển nông nghiệp sang kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, kinh doanh dịch vụ một cách hợp lý. Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp có sự đổi mới căn bản, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước đảm bảo cân đối; chăn nuôi ngày càng được khai thác, phát huy hiệu quả, chiếm tỷ lệ cao trong thu nhập của nhân dân. Trong hơn 10 năm thực hiện đổi mới, kinh tế xã Mường Khiêng đã dịch chuyển (dù chậm) từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đặc biệt là trong nông nghiệp, chuyển mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xuất hiện mô hình kinh tế trang trại. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng được đầu tư mới và nâng cấp. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc ngày càng được cải thiện, diện đói nghèo từ 40% năm 1991 giảm xuống còn 13,9% năm 2000, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, lý luận chính trịngày càng đáp ứng được tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ, đồi hỏi thực tiễn. Trình độ dân trí được nâng lên, dân chủ ở cơ sở được tôn trọng, lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền được củng cố. Truyền thống đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc được phát huy. Tính năng động, sáng tạo, cần cù trong lao động của các dân tộc được khơi dậy. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố vững chắc. Đó chính là động lực quan trọng để giữ vững sự ổn định và thúc đẩy xã Mường Khiêng phát triển toàn diện trong thời gian tiếp theo.

          Tuy vậy, trong phát triển kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất sản xuất hàng hóa còn chậm, chưa vững chắc, còn lúng túng. Sản xuất nông nghiệp, trong đó sản xuất lương thực nhằm mục tiêu ổn định đời sống vẫn là cơ bản. Năng suất, chất lượng và hiệu quả cây trồng, vật nuôi còn thấp, giá trị kinh tế sản phẩm cây trồng, vật nuôi thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Công tác quản lý rừng còn bất cập, chưa ngăn chặn hiệu quả nạn phá rừng, hiệu quả thực hiện các dự án phát triển vốn rừng chưa cao. Kết cấu hạ tầng: điện, đường, trường, trạmcòn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 1,4 triệu đồng/người/năm.

Công tác lãnh đạo, điều hành đã đổi mới theo hướng dân chủ, công khai, sâu sát cơ sở và không ngừng nâng cao chất lượng việc thể chế hóa và điều hành toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở. Tuy nhiên, phương thức lãnh đạo chậm được đổi mới, trình độ năng lực cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, bệnh quan liêu, không sát cơ sở chưa khắc phục được. Vai trò đầu tầu, gương mẫu của một số đảng viên giảm sút. Công tác tổ chức cán bộ chưa nền nếp, khoa học, chưa gắn với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nhất là cán bộ dân tộc.

Chương VI

ĐẢNG BỘ XÃ MƯỜNG KHIÊNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN, XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG (2001-2015)

          I- Mường Khiêng phấn đấu mục tiêu giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (2001-2005)

          Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội (1991 - 2000), Đảng bộ xã Mường Khiêng đã tạo được những tiền đề quan trọng, kinh tế đã bước đầu xác định rõ hơn cách làm phù hợp, những khâu đột phá, khai thác tiềm năng thế mạnh, vươn lên. Văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống chính trị được củng cố, ổn định. Bên cạnh điều kiện thuận lợi, kết quả đã giành được trên các lĩnh vực, Đảng bộ xã Mường Khiêng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời kỳ mới. Cơ sở hạ tầng còn bất cập, nhiều mặt thấp kém, tốc độ chuyển hướng sản xuất từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa còn chậm, hiệu quả thấp; công tác quản lý kinh tế, xã hội còn nhiều mặt bất cập, an ninh trật tự nảy sinh nhiều diễn biến mới phức tạp, nhất là tệ nạn nghiện hút ma túy; di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai, học và truyền đạo trái phép.

          Thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 22/5/2000 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 7/6/2000 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XVII tổ chức từ ngày 27 đến ngày 29/11/2000, có 172/177 đại biểu dự. Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVI; quyết định nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ (2001-2005); bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVII, bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Trên cơ sở phân tích thuận lợi, khó khăn, những điểm còn hạn chế, yếu kém tồn tại sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội nêu lên 5 quan điểm chỉ đạo: (1) Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, không ngừng nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Phát huy tính tự lực, tự cường, khai thác có hiệu quả nguồn lực của địa phương và sự giúp đỡ của Trung ương. (2) Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mở rộng vùng sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, có hiệu quả, khuyến khích và đẩy nhanh chủ trương phát triển kinh tế hộ trang trại ở tất cả các vùng. Đưa công nghệ mới nhằm thúc đẩy sản xuất, làm tốt vấn đề dịch vụ, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. (3) Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Chú trong đầu tư theo hướng đô thị hóa các trung tâm cụm xã kết hợp với tạo điều kiện cho các vùng khác phát triển. (4) Phát triển kinh tế phải đi liền với việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố thế trận quốc phòng, an ninh vững mạnh. (5) Phát huy dân chủ, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.

Mục tiêu cơ bản phấn đấu đến năm 2005, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, sát với tình hình, điều kiện thực tiễn. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm phấn đấu đạt từ 10 - 12%; GDP bình quân đầu người năm 2005 gấp 2 lần năm 2000; tổng sản lượng lương thực đạt 55 nghìn tấn; sản lượng thực phẩm 6.500 tấn; nâng độ che phủ của rừng lên 45%; tăng thu ngân sách tại địa phương 10 - 12%/năm; 50% số xã có điện lưới; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%; 70% số xã nhân dân được xem truyền hình; 70% số dân được dùng nước hợp vệ sinh; kết nạp được 1.000 đảng viên mới.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thuận Châu, Đại hội Đảng bộ xã Mường Khiêng lần thứ XVInhiệm kì (2000 – 2005) tổ chức vào ngày 09/09/2000 đề ra nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấuphát triển kinh tế 5 năm:tập chung mọi lực lượng tranh thủ thời cơ, khai thác tốt mọi tiềm năng, thế mạnh. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của cơ sở cũng như sự hỗ trợ của bên ngoài để đẩy nhanh tc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch nhanh sang sản xuất hàng hóa; cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, gắn công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa một cách vững chắc hơn, hiệu quả hơn.

Đại hội đề ra10 mục tiêu: (1) tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng từ 15%. (2) Bình quân đầu người hàng tháng từ 30 - 35kg/người.(3) Cơ cấu kinh tế (tính theo giá trị sản lượng đến năm 2005): nông nghiệp đạt 100ha trồng mới, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 20%, dịch vụ tăng 0,5%.(4) Lâm nghiệp trồng mới 100ha rừng.(5) Tăng thu ngân sách xã từ 10 - 12%/năm.(6) Đến năm 2005 đề nghị Nhà nước đưa điện lưới quốc gia đến xã, bản;trường học tại trung tâm xã xây dựng đủ tiêu chuẩn nhà xây cấp 4. (7) Đề nghị Nhà nước quan tâm hơn nữa và có nhiều dự án làm đường giao thông nông thôn tại xã. Đến năm 2001, đường ô tô đến trung tâm xã và một số bản. (8) Phấn đấu đến năm 2005 xóa được 100% hộ đói, giảm được hộ nghèo. (9) Đến 2005 phấn đấu mở được Trường cấp trung học cơ sở hoàn chỉnh tại trung tâm xã. (10) Phấn đấu có 60 - 70% chi bộ phấn đấu đạt trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém.

Đại hội cũng đã bầu 11 ủy viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2000 – 2005, gồm các đồng chí: Lường Văn Liên, Quàng Văn Đức, Lò Văn Thanh, Bạc Cầm San, Quàng Văn Púa, Lò Văn Thuận, Cà Văn Xương,Lò Văn Nhau, Bạc Cầm Khiêm, Bạc Thị Thâng, Cà Văn May[36]; bầuđại biểuđi dựĐại hộiĐảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XI. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hànhĐảng bộ khóa XVI họp, bầu 3 ủy viên Ban Thường vụ, đồng chíLường Văn Liên tiếp tục được bầu chức vụ Bí, đồng chí Quàng Văn Đức được bầu chức vụPhó bí thư (Chủ tịch UBND), đồng chí Lò Văn Thanh được bầu chức vụ Phó bí thư  Thường trực Đảngủy.

Thực hiện Nghị quyếtĐại hộiĐảng toàn quốc lần thứIX, Nghị quyếtĐại hộiđại biểuĐảng bộ tỉnh lần thứ XII, Nghị quyếtĐại hộiđại biểuĐảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XVII, Nghị quyếtĐại hộiĐảng bộ xã lần thứ XVI, Đảng bộ xãđã chỉđạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tích cực, thúc đẩy phong trào thi đua sôi nổi trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, bước đầu giành được những kết quả quan trọng.Đặc biệt, nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu được Đại hội đề ra trong nhiệm kỳ 2000 - 2005 đã thể hiện sự quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng bộ nhằm thực hiện hiệu quả hơn chủ trương đổi mới toàn diện, trọng tâm là thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị trong thời kỳ mới - đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những chủ trương đó được cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc đồng tình, ủng hộ.

Xác định kinh tế nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, Đảng bộ đã chỉ đạo triển khai các giải pháp trọng tâm như: đầu tư nâng cấp, phát triển mạng lưới thuỷ lợi, mở rộng diện tích ruộng hai vụ; vận động nhân dân giảm dần diện tích trồng lúa trên đất dốc sang trồng cây hoa mầu có giá trị kinh tế như ngô, sắn, đỗ tương, cây bông, tận dụng đất để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, xây dựng nương bậc thang, nương bờ sinh học.

Với những biện pháp đó, sản xuất lương thực tại chỗ, tăng bình quân hàng năm từ 10 - 15%/năm. Diện tích ruộng đạt 95 ha, diện tích ngô tiếp tục tăng, đạt 450 ha; diện tích trồng sắn 250 ha; diện tích cây ăn quả 200 ha; đậu xanh 200 ha. Nhiều loại cây lương thực mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây ngô lai 10VN, ngô lai 888, ngôi lai BOS được nhân dân tăng diện tích trồng, đạt 350ha, năng suất bình quân đạt 4,5 tấn/ha. Lúa chiêm xuân: 45 ha (toàn bộ lúa lai Trung Quốc tăng so với năm 2000 là 39%). Diện tích lúa nương giảm từ 200 ha xuống còn 5 ha ở những bản không có ruộng. Sản lượng lương thực quy thóc đạt bình quân trên 700 tấn/năm[37].Đời sống nhân dân được nâng lên, cơ bản đủ lương thực. Năm 2005 đạt 520 tấn lương thực, bình quân lương thực đầu người đạt 280 - 300 kg/người/năm, đảm bảo đủ cung cấp lương thực tại chỗ. Chăn nuôi gia súc, gia cầmnhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình ở địa phương có nhiều tiến bộ. Tổng đàn trâu của xã 1.200 con; bò 1.700 con; lợn hai tháng tuổi trở lên 1.900 con; đàn dê 500 con. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư dùng máy để đào ao nuôi cá; vay vốn ngân hàng (Ngân hàng chính sách) để mở rộng quy mô chăn nuôi phát triển kinh tế.

Về lâm nghiệp, 100% các bản, cụm dân cư tham gia bảo vệ rừng tái sinh và rừng đầu nguồn. Công tácquy hoạch, hoàn thành việc giao rừng, đất rừng đến hộ, bản quản lý, vì vậy hiện tượng cháy rừng, phá rừng cơ bản được kiểm soát. Cuộc vận động nhân dân giãn hộ,giãn bản, phát triển vườn cây ăn quả như bưởi, nhãn, mận, mơ, chuối…phát huy hiệu quả, tiêu biểu như ở các bản Khiêng, Han, Nhốc, Thông...

Bên cạnh đó, chú trong mở rộng và thâm canh các cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày như đậu tương, bông, lạc. Ra sức phát triển chăn nuôi theo từng hộ gia đình. Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, tích cực cải tạo chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Nhà nước có chính sách vay vốn xóa đói giảm nghèo, đầu tư vào phát triển chăn nuôi theo hộ gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn một số bản chuyển hướng kinh tế chậm, số hộ nghèo và đói chưa giảm nhiều (40%), nhiều bản nhân dân chưa chịu khó làm ăn.

Về y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến tiến bộ rõ rệt.Năm học 2001 - 2002,Việc tu sửa các lớp học từ trung tâm xã đến lớp cắm bản trước khi vào năm học mớiđược chỉ đạo, đảm bảo ngày khai giảng đúng quy định. Trường phổ thông cấp II, Trường phổ thông cấp I đã xây dựng được bán kiên cố, lớp học được lợp ngói và Pro ximăng. Năm học 2002 – 2003, Trường cấp II Mường Khiêng đã hoàn chỉnh về cơ sở vật chất, đội ngũ thầy cô giáo, các khối 6, 7, 8, 9. Về y tế, xã đã được huyện biên chế 31/31 y tế bản, đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh ban dầu cho nhân dân. Làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng cho độ tuổi đúng theo quy định của nhà nước, tuyên truyền vệ sinh phòng dịch, thực hiện ăn chín, uống sôi…

Thực hiện chương trình dự án của Chính phủ 133, 925, các loại công trình như nước sạch (xây bể chứa nước, đường dẫn nước, khoan giếng), tu sửa giao thông liên bản, liên xã, xây dựng phòng học, Trạm y tế xã được Đảng bộ xã tập trung chỉ đạo triển khai, đáp ứng phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân. Năm 2001-2005, toàn xã đã mở mới 5 tuyến đường liên bản với tổng chiều dài 21 km; mở rộng mặt đường bình quân 3,5 m từ Bó Mời B đến Hốc Bon; tuyến Nam Han đến bản Pồng; tuyến bản Hụn đến bản Pợ; từ trụ sở xã đến bản Pục Tứn và tuyến trụ sở xã đến Nhốc Thông, Củ Sát; phai Củ Sát được Nhà nước hỗ trợ đầu tư với tổng vốn 290 triệu đồng, nhân dân đóng góp công sức vận chuyển vật liệu xi măng, sắt thép xây dựng công trình.  Tuy nhiên cũng như nhiều xã trong tỉnh, vào mùa mưa lũ, tình trạng sạt lở đường, ách tắc giao thông chưa được khắc phục hiệu quả, kịp thời.

Về anh ninh, quốc phòng, cơ bản được ổn định và giữ vững, không có vụ án nghiêm trọng nào xảy ra trên địa bàn. Các cụm bản đều có tổ an ninh hoạt động, nắm vững tình hình, tham mưu giúp cấp ủy, đặc biệt đề cao vai trò của ban công an xã. Tuy nhiên, một số tệ nạn xã hội còn tồn tại ở nhiều bản như nghiện hút, cờ bạc, buôn bán ma túy…

Hàng năm, xã đều tiến hành rà soát lại lực lượng dân quân tự vệ, tuyển chọn, kết nạp dân quân mới đảm bảo về chất lượng và số lượng, thời gian huấn luyện đảm bảo theo quy định. Tuyển chọn thanh niên nhập ngũ đảm bảo chất lượng, đạt chỉ tiêu giao quân 100%.Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sỹ trong các ngày 27/7, dịp tết. Đoàn thanh niên đã tổ chức 1 đợt trồng cây tình nghĩa, mỗi gia đình 40 cây ăn quả như nhãn, xoài… Năm 2001; năm 2002 huy động trồng cây giúp các gia đình chính sách.

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức đảm bảo đúng nguyên tắc; học tập, quán triệt triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng kịp thời. Công tác phát triển đảng viên mới được đẩy mạnh, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu giới, thành phần, trình độ. Trong 5 năm, Đảng bộ xã Mường Khiêng kết nạp từ 5 đến 7 đảng viên mới.

Thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 29/7/2003 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về việc tổ chức Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ, ngày 20/8/2003, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Châu khóa XVII tổ chức hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội; bổ sung một số chỉ tiêu phấn đấu năm 2003 - 2005.

Ngày 26/6/2003, Đảng ủy xã đã báo cáo kết quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng ủy xã lần thứ XVI nhiệm kỳ (2000 - 2005). Xã Mường Khiêng là xã vùng 3 của huyện, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần tự lực và ý chí vượt khó, Đảng ủy và ủy ban nhân dân xã đã lãnh đạo các cấp các ngành và toàn thể nhân dân trong xã vượt qua mọi khó khăn, vươn lên thoát nghèo và từng bước xây dựng nông thôn mới vũng mạnh, phát triển. Với tinh thần đó, đảng ủy và toàn thể nhân dân trong xã đã đạt được những thành tựu đáng kể sau 2 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng ủy xã lần thứ XVII. Sau Hội nghị, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã cũng đồng thời đưa ra kế hoạch và mục tiêu chủ yếu phấn đấu trong giai đoạn 2003 - 2005.

Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tranh thủ mọi nguồn lực, phát triển mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, góp phần phát triển nôn nghiệp và nông thôn. Đến năm 2005 các hộ gia đình trong xã có nhà kiên cố, 100% lợp ngói. Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ kinh tế như say xát chế biến thức ăn cho gia súc, duy trì các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, thêu, đan lát…nhằm tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Về văn hóa - xã hội, mục tiêu phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng con người mới; xây dựng quốc phòng, an ninh; củng cố hệ thống chính trị đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy, xu hướng phát triển và đặc điểm điều kiện thực tế của địa phương.

Sự nghiệp phát triển giáo dục giành được kết quả tích cực,95% trẻ em từ 6 tuổi vào lớp học; 80 - 85% học sinh học hết bậc tiểu học, vào học bậc trung học cơ sở. Năm học 2003 - 2004, xã Mường Khiêng đã mở được đủ ba bậc học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; bắt đầu mở Trường cấp III tại trung tâm xã.Công tác phối hợp giữa địa phương với nhà trường đảm bảo thường xuyên, kịp thời triển khai thực hiện chủ trương, chính sách liên quan đến giáo dục. Gắn với các chương trình đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân cũng tích cực tham gia đóng góp tiền, ngày công để xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học. Năm học 2005 - 2006, toàn xã có 14 phòng học nhà tạm, 8 phòng học cấp 4, 6 phòng học nhà kiên cố. Đến năm 2005, Trường Tiểu học, THCS trung tâm đã cơ bản kiên cố hoá. Căn cứ thực tiễn địa phương, cấp ủy, chính quyền xã, nhà trường cũng xem xét miễn, giảm thu các khoản đóng góp cho những đối tượng chính sách, hộ nghèo, gia đình có nhiều con đi học, nhằm động viên, khuyến khích con em các dân tộc theo học. Chương trình chống mù chữ và duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học tiếp tục được đẩy mạnh triển khai. Năm học 2004 – 2005, xóa mù chữ cho những đối tượng có độ tuổi từ 15 - 25 đạt 94,1%; độ tuổi 25 - 25 đạt 95,6%. Tính đến cuối năm 2005, tổng số trẻ 6 tuổi đến trường là 248, số học sinh đi học lớp 1 là 239 (đạt 96,3%). Tổng số trẻ 11 - 14 tuổi là 458, số tốt nghiệp là 477 (đạt 97,6%). Tỷ lệ học sinh học hết cấp I chuyển lên cấp II có xu hướng tăng, năm học 2002 - 2003 có 92 học sinh (đạt 80%) vào học lớ 6; năm học 2003 - 2004 có 115 học sinh (đạt 74,8%) và năm học 2004 - 2005 có 192 học sinh (đạt 84,2%). Số lượng học sinh tốt nghiệp bậc THCS cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Năm học 2002 - 2003 có 65 em đạt 96,9%; năm học 2003 - 2004 có 77 em đạt 100% và năm học 2004 - 2005 có 65 em đạt 100%[38].

Tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy ở 3 cấp học 72 viên chức, trong đó tiểu học 46 đồng chí, THCS là 26 đồng chí, mầm non 09 đồng chí. Trong năm học 2004-2005 mở được 07 lớp mầm non, 08 lớp tiểu học, 06 lớp THCS, 07 lớp bổ túc tiểu học và 09 lớp bổ túc THCS với 254 học viên[39]. Đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu về số lượng, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn.

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì, triển khai hiệu quả. Thực hiện Chỉ thị số 61-CT/TW ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị về thực hiện chương trình phổ cập bậc trung học cơ sở, Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu đã chỉ đạo xã triển khai các biện pháp đồng bộ, đặc biệt coi trọng biện pháp tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng với việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ủy xã, đồng thời gắn việc công nhận tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh với nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục THCS; giải quyết các chế độ chính sách nhằm giúp các đơn vị thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra. Với những biện pháp thiết thực đó, công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ và phổ cập giáo dục THCS đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ  được củng cố, duy trì, đến năm 2005, xã Mường Khiêng là 1 trong 11 xã của huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng hiệu quả. Việc huy động xã hội hóa đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Y tế cơ sở xã, bản được chú trọng, phát huy tốt hơn vai trò tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đến 2005, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân, xã đã xây dựng được nhà Trạm xá kiên cố, đảm bảo các tiêu chí theo quy định. Ở các bản, 100% có y tế bản,  nữ hộ sinh. Trạm xá xã đã có 01 bác sĩ, 02 y sĩ, đảm bảo quản lý tốt nguồn thuốc và cán bộ. Các chương trình y tế quốc gia, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình được chỉ đạo, triển khai hiệu quả.

Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa gắn với thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được nhân dân ủng hộ, thực hiện hiệu quả. Các bản đều xây dựng quy ước, hương ước bản, được nhân dân ở các bản tôn trọng.Qua đánh giá, xếp loại hàng năm, 30% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 10% đạt danh hiệu bản văn hóa mới. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, quy hoạch, xây dựng thiết chế văn hóa có nhiều đổi mới, tiến bộ. Mức hưởng thụ văn hóa giữa các dân tộc, các vùng không chênh lệch lớn, 70% dân số được xem truyền hình…Các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng phát triển nhanh.

Công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị được quan tâm. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Triển khai thực Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII) về đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãnh phí và thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 17/10/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đổi thẻ đảng viên, Đảng ủy xã Mường Khiêng có nhiều chuyển biến quan trọng về tổ chức, vai trò lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh vực được tăng cường, giữ vững đoàn kết trong Đảng ủy và đoàn kết dân tộc, đảm bảo giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tính đến ngày 31/12/2001, Đảng bộ xã đã có 07 chi bộ trực thuộc với 93 đảng viên. Hoạt động của các chi bộ tại các bản ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả, các đảng viên là những người gương mẫu, nêu cao tinh thần xung kích trong các hoạt động tại cơ sở, góp phần giữ vững sự trong sạch của Đảng.

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 5/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự về và dự bị động viên, Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 11/12/2003 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác phòng, chống ma túy giai đoạn 2004 - 2005 đến 2010, Ban Chấp hành Đảng bộ đã xây dựng chương trình hành động cụ thể, trong đó công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân về đường lối, quan điểm, chiến lược bảo vệ Tổ quốc được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc; gắn phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; nâng cao sức chiến đấu của lực lượng vũ trang đã được Đảng bộ cụ thể hóa, tổ chức triển khai hiệu quả.

5 năm phấn đấu (2000 - 2005), tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ xã Mường Khiêng đã lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVII. Thành tích có ý nghĩa quan trọng nhất, đó là hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; sự phát triển nhanh các thành phần kinh tế; các chương trình đầu tư nhằm thúc đẩy các vùng phát triển, xóa đói giảm nghèo…được triển khai hiệu quả.

III- Đảng bộ xã Mường Khiêng phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (2005- 2015)

          Sau 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống chính trị huyện Thuận Châu và xã Mường Khiêng đã có bước phát triển tích cực. Những kết quả đã đạt được là tiền đề quan trọng để Đảng bộ xã Mường Khiêng tiếp tục phát huy, giành thắng lợi trong thời kỳ mới.

Thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 06/12/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX), Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 13/8/2005 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng, Đảng bộ xã đã vận dụng và chỉ đạo phù hợp với thực tiễn địa phương.

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ huyện ủy, Đảng ủy xã đã tổ chức đại hội thành công tốt đẹp, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao của đảng viên, quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.

Tháng 10 năm 2005, Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Mường Khiêng lần thứ XVII được tổ chức. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá, phân tích sâu sắc kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế, yếu kém tồn tại, nguyên nhân và rút ra 5 bài học kinh nghiệm; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2005 - 2010.

Trên cơ sở đánh giá và dự báo tình hình, Đại hội nêu rõ 8 quan điểm chỉ đạo:  kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội; đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế và tăng cường bảo vệ môi trường, sinh thái; tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển; giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; chăm lo phát triển nguồn nhân lực; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Mục tiêu đến năm 2010: Hoàn thành tốt công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; duy trì tốc độ phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; từng bước nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; chủ động hội nhập kinh tế với cả nước. Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn lực, phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế. Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, giảm tệ nạn xã hội; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; củng cố bộ máy quản lý Nhà nước từ huyện tới cơ sở, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 13%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 khoảng 30.000đồng/người/tháng. Tổng sản lượng lương thự có hạt trong 5 năm đạt 1.325 tấn; Sản lượng lương thực đạt 225tấn/năm. Giảm tỷ lệ sinh xuống 0,02%. Huy động 99% học sinh 6 tuổi đến lớp; 100% phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; 60% người được tạo việc làm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 21% (theo tiêu chí mới). 100% hộ đạt gia đình văn hóa; 100% dân số được dùng điện sinh hoạt; 80% dân số được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 90% dân số được xem truyền hình; 100% số hộ được nghe đài tiếng nói Việt nam. Độ che phủ của rừng đạt 47%. Kết nạp 16 - 25 đảng viên mới/năm; 100% các bản, trường học, trạm y tế có đảng viên; 08 tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, không có yếu kém. Phấn đấu hoàn thành tốt công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La.

Đại hội đã bầu 11 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ[40] khóa XVII.Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hànhĐảng bộđã bầuđồng chí Lường Văn Liên làm Bí thư, đồng chí Quàng Văn Púa làmPhó bí thư (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân), đồng chí Lò Văn Thanh làm Phó bí thư Thường trực Đảngủy.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XVII, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộđã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, giao chỉ tiêu cho các ngành chức năng, đơn vị; phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban Chấp hành, Ủy ban nhân dân xã; thành lập các ban chỉ đạo, đoàn công tác nhằm tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Với sự nỗ lực chung của toàn Đảng bộ, sự vận dụng, triển khai thực hiện sáng tạo của mỗi tổ chức cơ sở đảng; cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kinh tế, xã hội xã Mường Khiêng đã giành được những kết quảquan trọng.

Sản xuất nông nghiệp vẫn được xác định là ngành kinh tế chủ đạo của xã Mường Khiêng. Thực hiện những chủ trương, biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thuận Châu vàĐảng bộ xã Mường Khiêng, sản xuất nông nghiệp được thúc đẩy phát triển toàn diện, hiệu quả hơn. Ứng dụng kỹ thuật, biện pháp tăng năng suất, khối lượng sản phẩm được tăng cường. Vì vậy, sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục tăng trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất, sản lượng. Mối liên kết giữa Nhà nước - doanh nghiệp - nhà nông bước đầu hình thành, hiệu quả giữa phát triển sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm ngày càng rõ. Sản lượng lương thực có hạt đạt 4.200 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 350 kg/người/năm, trong đó diện tích lúa 97ha năng suất 4 tấn/ha, sản lượng lúa đạt 296 tấn.Diện tích trồng ngô tăng nhanh, đến năm 2010 đạt 970 ha, năng suất đạt bình quân 4,5 tấn/ha, tổng sản lượng ngô năm 2010 đạt 4.365 tấn, cao nhất trong lịch sử phát triển ngô hàng hóa của xã[41].Sắn có diện tích 290 ha, năng suất đạt 1.500kg/ha, tổng sản lượng 4.350 tấn. Năm 2007 sản lượng sắn tăng lên 463ha.Diện tích trồng sắn trong năm 2006 – 2009 đạt bình quân 256 ha, năng suất bình quân 1,15tấn/1 ha/năm[42].

Chăn nuôi đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa rõ rệt. Trong 5 năm (2005 – 2010), tổng đàn trâu luônduy trì đảm bảo từ 1.100 con; đàn bò 1.200 con. Doanh nghiệp nuôi bò thịt chất lượng cao 60 con; đàn lợn từ 6 tháng tuổi trở lên là 1.500 con; đàn dê 2.300 con, tập trung chủ yếu ở các cụm Hốc Bon, Nam Han, Pục Tứn.Năm 2008, do đợt rétđậm, rét hạilàm chết 275 con trâu, bò nhưng vẫn đạt chỉ tiêu Đại hội đề ra.Sản lượngcá thịt đạt bình quân đạt 7,5 tấn /1năm.

Chương trình phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả được triển khai hiệu quả. Diện tích trồng cây cà phê đạt 40 ha, tập trung ở cụm Nam Han và Hốc Bon, bản Phé, bản Sào Và, bản Nong Sàng, sản lượng đạt bình quân 2,5 tấn/ha. Bên cạnh đó, Đảng bộ xã chỉ đạo trồng thí điểm cây Mây tại bản Xe; cây bông lai 43,6ha; diện tích đậu các loại 16ha[43]. Xoài, mận, chuối có 25 ha/1 năm.

Được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, dự án quốc gia về mô hình trồng 7 ha măng tre bát độtại các bản Bó Phúc, bản Kềm, bản Nhốc, bản Khiêng, bản Hom, bản Lứa B, bản Hua Sát và bản Tươi. Đảng bộ xã đặc biệtchú trọng công tác thủy lợi, phòng chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai với các hoạt động cụ thể như: phát động toàn dân làm thủy lợi; tăng cường kiểm tra, tu sửa các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo có đủ nước tưới tiêu cho sản xuất, phòng chống hạn hán cho lúa nước; kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lũ bão -giảm nhẹ thiên tai xã, xây dựng các phương án phòng chống thiên tai gắn với việc phân công thường trực chỉ huy phòng chống lũ bão - giảm nhẹ thiên tai, tăng cường chỉ đạo, chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra nhằm ứng cứu khi có thiên tai…

Về giao thông, thực hiện phát động phong trào toàn dân làm đường giao thông, đôn đốc các bản sửa chữa kịp thời đường giao thông liên bản trong mùa mưa lũ. Năm 2007, toàn xã đã sửa chữa được 16km đường gồm đường vào bản Pồng, đường vào bản Tôn, bản Pộ, đường vào bản Lứa - Hang, đường vào bản Nhốc đến Củ Sát, Pục Tứn đến Củ Sát.Thông qua các nguồn vốn đầu tư của Chính phủ, 70% số bản cóđường giải cấp phốđi qua, còn 30% số bản cóđường giao thông nhưng chỉ đi đượcvào mùa khô, còn lại đang gặp khó khăn cho nhân dân đi lại. Trong nhiệm kỳđãđầu tư làm mới 3 km tại tuyến Nhốc Thông đến Củ Sáttheo chương trình dựán 182 của Chính phủ.

Về lâm nghiệp, Công tác phát triển rừng, bảo vệ, phòng chống cháy rừng được quan tâm; chú trọng phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất, bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng tập trung theo hướng liền vùng, liền thửa, tăng diện tích rừng ở các vùng đồi núi trọc, trồng rừng hành lang giao thông.từ năm 2006 đến năm 2009, Đảng bộ đã có nghị quyết chỉ đạo, lãnh đạo các chi bộ bản làm tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Tổng diện tích rừng 2.868 ha, trong đó rừng khoanh nuôi bảo vệ 550 ha, rừng bảo vệ hiện còn 2.307 ha; rừng trồng mới dự án 661 từ năm 2007 - 2009 đạt 31 ha tại bản Hang, bản Hốc. Để đảm bảo công tác phòng chống cháy rừng hiệu quả, Đảng bộ xã Mường Khiêng đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng của xã, thành lập 34 tổ phòng chống cháy rừng ở các bản, mỗi tổ có 15 thành viên, sẵn sàng triển khai nhiệm vụ. Các hộ gia đình, cá nhân đều cam kết bảo vệ rừng, có phương án bảo vệ và phòng chống cháy rừng triển khai đến các bản trong toàn xã.

Thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu đã đưa ra bàn, thảo luận trong nhiều phiên họp nhằm đánh giá đúng giá trị kinh tế việc trồng, phát triển cây cao su trên địa bàn; cách thức chỉ đạo, triển khai hiệu quả nhất. Về chủ trương, Ban Thường vụ huyện ủy xác định: Việc phát triển cây cao su trên địa bàn huyện hoàn toàn phù hợp với chủ trương, quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển vùng cây công nghiệp dài ngày, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bản huyện. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển cây cao su, hệ thống tổ chức chỉ đạo từ huyện, xã đến bản được thành lập. Đảng bộ xãMường Khiêng tập trung lãnhđạo, chỉđạo tuyên truyền, vậnđộngnhân dân ở 6 bản Hốc, bản Hang, bản Lứa A, bản Khiêng, bản Hụm, bản Hống góp đất để trồng cây cao su. Sau khi khảo sát, xã Mường Khiêng đã giao 120 ha cho Công ty cao su khai hoang trồng cao su. Đến năm 2009, xã đã chuẩn bị được 300ha đất để chuẩn bị trồng cây cao su theo quy hoạch của huyện.

Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 25/4/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, Khoa học - Công nghệ và nguồn nhân lực đến 2010, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo, triển khai quy hoạch phát triển ngành giáo dục đảm bảo đồng bộ, toàn diện, trong đó tập trung củng cố phát triển hệ thống trường, lớp, mở rộng quy mô giáo dục để hoàn thiện các bậc học, ngành học phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của từng vùng; ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao; đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS, phát triển giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, THCS tại các vùng đặc biệt khó khăn. Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên đủ số lượng, đảm bảo nâng cao chất lượng, chấn chỉnh nền nếp, kỷ cương trong trường học gắn với cuộc vận động "hai không" để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ. Bám sát chủ trương, sự chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện ủy, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Mường Khiêng đã xây dựng kế hoạch triển khai một cách hiệu quả.

Cơ sở trường, lớp học được đầu tư xây dựng ở tất cả các điểm trường, kể cả ở điểm cắm bản khó khăn như cụm Pục Tứn, Nam Han không còn tình trạng lớp học dột nát.Ở các điểm trường đều xây dựng được phòng ở cho giáo viên.Xã cũng phối hợp với các cơ quan đoàn thể trong xã chuẩn bị mặt bằng cho việc xây dựng lớp học theo dự án trẻ khó khăn; đóng thêm bàn ghế cho các lớp tiểu học; trang bị thêm bàn ghế giáo viên, tủ đựng tài liệu cho các cụm ở tiểu học và cố gắng huy động tối đa trẻ đúng độ tuổi đến trường[44]. Đảng ủy cũng luôn chú trọng đến công tác vận động con em trong xã đến trường đúng độ tuổi (đạt 100%), có các biện pháp ngăn chặn học sinh bỏ học, học sinh không liên quan đến tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy. Tổng số học sinh toàn xã năm học 2006 - 2007 có 1.436 học sinh (cả cấp I và cấp II), đặc biệt là quan tâm tới con em trong các điểm tái định cư tại xã. Năm học 2007- 2008, trường THCS xã Mường Khiêng có 38 giáo viên cán bộ, có 19 lớp học với 592 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, hoàn thiện, duy trì đủ số phòng học 2 ca cho 21 lớp học, bảo quản tốt trang thiết bị dạy học và tài sản của nhà trường. Trường mầm non Phong Lan Mường Khiêng năm học 2008 - 2009 có tổng số 783 cháu tại 8 cụm bản, 17 cán bộ giáo viên trong đó có 2 đồng chí là đảng viên.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm đúng mức. Chính sách chăm sóc sức khỏe đối với những đối tượng người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được chỉ đạo triển khai hiệu quả, kịp thời.Là xã ở xa trung tâm huyện, vì vậy Trạm y tế xã luôn bám sát sự chỉ đạo của Đảng bộ, quan tâm triển khai tốt các nhiệm vụ được giao, trọng tâm như cấp phát thuốc cho các đối tượng thuộc diện chính sách; thăm khám bệnh, sơ cứu bệnhở cơ sở; trong 5 năm đã giới thiệu 1.291 trường hợp chuyển lên tuyến trên. Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cúm AH1-N1 ở người, vệ sinh an toàn thực phẩm…; phối hợp đẩy mạnh triển khai dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch và tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.Năm 2009, xã Mường Khiêng được UBND tỉnh Sơn La cấp bằng công nhận xãđạt chuẩn quốc gia về y tế.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ,thể thao luôn được chú trọng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hội nhập, xây dựng gia đình văn hóa; bản văn hóa. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ, đến năm 2010, toàn xã đã xây dựng, củng cố được 34 đội văn nghệ ở 34 bản để phục vụ nhân dân trong các ngày lễ lớntrong năm. Cuộc vận động: “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phát triển, thu hút cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc hưởng ứng, triển khai hiệu quả.Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, như chính sách về xoá nhà tạm (đến năm 2008, xã Mường Khiêng đã xóa được 80 nhà dột nát), nhà dột nát, hỗ trợhọc sinh nghèoở các bảnđặc biệt khó khăn, hỗ trợ người cao tuổi (85 tuổi trở lên),người tàn tật, trẻ mồ côi, người già côđơn không nơi nương tựa.Chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ những tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang.Chương trình nước sạch được quan tâm đầu tư ở 4 bản đặc biệt khó khăn, bản tái định cư, như xây bể, đầu tư ống dẫn đến hộ gia đình.

Công tác giữ gìn an ninh trật tự được quan tâm, trong đó tập trung chỉ đạo triển khai các phương án phòng chống tội phạm, giải quyết tốt các vấnđề xã hội bức xúc không để xảy ra điểm nóng, bất ngờđột xuất, giải quyết tốt cácđơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân.Trong 5 năm, Đảng bộ xã Mường Khiêng đã chỉ đạo xử lý 76 vụ với 160 đối tượng, trong đó chủ yếu tộiphạm trộm cắp tài sản của công dân, tội phạm về ma tuý (sử dụng ma túy là chủ yếu).

Thực hiện Kết luận số 03-KL/TUngày 16/01/2006 của Tỉnh ủy về công tác phòng chống ma tuý - phát giác, tố giác những người tổ chức bán, tổ chức hút hít các chất ma tuý, Đảng bộ xã Mường Khiêng đã chỉ đạo triển khai các biện pháp hiệu quả, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống ma túy (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 03), tuyên truyền, vận động người nghiện tự cai nghiện, dùng thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện, tăng cường kiểm tra đột xuất những đối tượng có biểu hiện mắc nghiện ma túy…Ban Chỉ đạo 03 của xã cũng tiến hành rà soát bản, đơn vị trường học, trạm y tế đạt tiêu chuẩn 4 không năm 2009, 29/35 bản, 4/4 trường học trạm y tế không có ma tuý. Với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, 65 người người mắc nghiện ma túy trên địa bàn xã đã được chính quyền địa phương quản lý, tổ chức cai nghiện, hỗ trợ nhiều mặt để tái hòa nhập cộng đồng.

Đồng thời các nhiệm vụ như giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, chủ yếu các luật phòng chống ma tuý, luật an toàn giao thông, luật hôn nhân và gia đình, luật phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện tiết kiệm, đăng ký quản lý hộ tịch hộ khẩu, đăng ký tạm trú tạm vắng…được cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, triển khai đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

          Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không học, tuyền đạo trái phép được tăng cường. Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc về một số công tác đối với Đạo Tin lành, Ban Thường vụ huyện ủy quyết định thành lập Ban Chỉ đạo (Ban Chỉ đạo 20), trong đó thành lập các tổ công tác của Ban Chỉ đạo huyện làm nhiệm vụ nắm bám cơ sở tại xã, phối hợp củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo, hướng dẫn của hệ thống chính trị cơ sở (vùng có đạo), tuyên truyền, vận động nhân dân cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch lợi dụng chống phá cách mạng nước ta. Đồng thời, các biện pháp về đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo được tập trung đầu tư ở các vùng có đạo, như mở đường liên bản, xây dựng nhà văn hóa bản, công trình nước sạch nông thôn, hỗ trợ giống ngô, gia súc, tấm lợp cho các hộ gia đình khó khăn ổn định cuộc sống. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo nâng cao trình độ, kiến thức, nghiệp vụ công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.

Trước yêu cầu phát triển đất nước, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ sau nhiều năm nghiên cứu đã quyết định chủ trương xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La. Ngày 29/6/2001, tại kỳ hợp thứ 9 Quốc hội khóa X ra Nghị quyết số 44/NQ/ĐH về xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La. Theo thiết kế, công suất lắp máy 2.400MW, điện lượng trung bình năm 9,429 tỷ KWh, diện tích mặt hồ 224,28 km2 như vậy phải di dân khu vực bị ngập nước với quy mô to lớn.

Ngày 15/01/2004, Chính phủ ban hành Quyết định số 92/QĐ-TTg phê duyệt đầu tư dự án Thuỷ điện Sơn La; Quyết định số 459-QĐ/CP về công tác bồi thường, di dân, tái định cư Thuỷ điện Sơn La. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để triển khai công tác di dân, tái định cư, như Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 28/6/2003 về lãnh đạo công tác di dân, tái định cư Thuỷ điện Sơn La, Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 17/9/2004 về lãnh đạo công tác bồi thường, di dân, tái định cư Thuỷ điện Sơn La…Các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Đảng bộ tỉnh đã được Đảng bộ huyện Thuận Châu tổ chức quán triệt, nghiên cứu, học tập, xác định từng nhiệm vụ, mục tiêu căn bản, quan trọng phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương.

Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu nói chung và Mường Khiêng nói riêng nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa chủ trương xây dựng công trình Thủy điện Sơn La phục vụ phát triển đất nước. Trong đó, công tác di dân, tái định cư Thuỷ điện Sơn La là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là thời cơ thuận lợi để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp lại lao động, dân cư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xây dựng nông thôn mới - hiện đại hóa, văn minh.

Để thực hiện tốt, hiệu quả, đúng tiến độ nhiệm vụ di dân tái định cư trên địa bàn huyện cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức to lớn, tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, tập quán của nhân dân các dân tộc và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

          Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụtỉnh ủy và Ban Thường vụ huyện ủy Thuận Châu, ngày 21/9/2004, Đảng bộ xã Mường Khiêng đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/ĐUvề việc lãnh đạo, chỉ đạo, thành lập ban chỉ đạo di dân, ban đền bù, ban tuyên truyền di dân tái định cư của xã.Là xã thuộc quy hoạch đón dân tái định cư, vì vậy chủ trương, biện pháp triển khai để đón dân tái định cư đã được xác định rõ, triển khai nhiệm vụ một cách hiệu quả.

          Trên cơ sở phân tích tình hình, đặc điểm của địa phương, quán triệt sâu sắc sự chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy, Ban Thường vụ huyện ủy, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã về xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La được triển khai tích cực, thường xuyên, bằng các hình thức phù hợp (hội nghị quán triệt, sinh hoạt chính trị, khẩu hiệu…), giúp bà con trong xã từng bước hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công trình thủy điện thế kỉ, vì sự phát triển của đất nước. Đồng thời, Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể quần chúng tập trung triển khai thực hiện tốt các chếđộ chính sách, như việc thu hồiđất, giải phóng mặt bằng, thống kêáp giáđền bù cây cối, hoa màu ở cácđiểm táiđịnh cư trong xã; huy động nhân lực là đoàn viên, thanh niên trực tiếp đến giúp đỡ nhân dân hai bản Kềm, bản Phiêng Luông bốc dỡ nhà cửa, dựng lán trại, dựng nhà nơi ở mới để nhân dân sớm ổn định cuộc sống. Các nhiệm vụ được chỉ đạo, tổ chức triển khai khẩn trương, hiệu quả cao, nhân dân trong xã đồng tình, sẵn sàng giao đất, chia sẻ đất đai tại điểm đón dân tái định cư. Năm 2006, 2007, xã Mường Khiêng quy hoạch, bàn giao 429,5 ha và đón nhận 205 hộ với 897 nhân khẩu ở bản Kềm, bản Phiêng Luông của xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai đúng tiến độ và kế hoạch của huyện đề ra. Nhân dân tái định cưđược sắp xếp ở 5 điểm:Huổi Pản, Phắng Cướn, Huổi Phay,  bản Bon, Hin Lẹp. Nhân dân các bản táiđịnh cư và nhân dân sở tạiđoàn kết tốt, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội.Năm 2010, xã Mường Khiêng đã hoàn thành nhiệm vụ đón dân tái định cư thủy điện Sơn La theo yêu cầu của tỉnh và huyện giao. Sau khi đến nơi ở mới, Đảng bộ xã đã chỉ đạo, phối hợp với các ngành chức năng triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ, như tổ chức tập huấn, hướng dẫn nhân dân kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, lợn nái, chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt; cấp một sống giống rau xanh…Hướng dẫn các bản để hoàn thiện các thủ tục thành lập bản mới.

Bên cạnh thuận lợi, kết quả đạt được, công tác di dân tái định cư Thủy điện Sơn La trên địa bàn xã Mường Khiêng cũng còn những hạn chế. Công tác tuyên truyền, vận động, giải thích chế độ chính sách ban đầu còn hạn chế, do đó nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân vùng tái định cư chưa sâu sắc; công tác quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư chậm, một số khu tái định còn thiếu sót một số hạng mục; công tác xây dựng các dự án thành phần tại một số điểm chậm, nhất là các công trình thiết yếu phục vụ sinh hoạt của nhân dân, như nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, trụ sở xã…ảnh hưởng đến đời sống nhân dân; việc tổ chức và hướng dẫn nhân dân chia đất đến từng hộ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân chậm, do đó ảnh hưởng việc lập, thẩm định phương hướng sản xuất, tổ chức nhân dân sản xuất. Công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất còn gặp nhiều kho khăn. Giá cả diễn biến bất thường, việc điều chỉnh giá thi công một số công trình ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống vùng tái định cư. Những kết quả đạt được, một số hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác di dân tái định cư Thủy điện Sơn La trên địa bàn huyện và xã đã được Đảng bộ huyện Thuận Châu đánh giá, phân tích khách quan, khoa học, là kinh nghiệm thựctiễn quan trọng giúp cho công tác quản lý kinh tế, xã hội hiện tại và tương lai.

          Ngày 11/5/2010, Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Mường Khiêng lần thứ XVIII nhiệm kỳ (2010-2015) tổ chức. Đại hộiđánh giá: Đảng bộ, nhân dân xã Mường Khiêng luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu vươn lên thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra. Nổi bật như, kinh tế phát triển đạt tốc độ khá, mức tăng trưởng bình quân đạt 13,59%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế đều có sự phát triển; văn hóa - xã hội tiến bộ; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên.

          Phân tích, chỉ ra những mặt còn hạn chế, yếu kém, Đại hội khẳng định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, ưu thế của địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa thấp. Công tác quy hoạch và bổ sung quy hoạch chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu phát triển. Tiến độ triển khai một số chương trình, dự án trọng điểm còn chậm. Công tác xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư cho nhân dân có mặt còn yếu kém. Công tác phòng chống các loại tội phạm về ma túy còn diễn biến phức tạp. An ninh, quốc phòng còn tiềm ẩn những yếu tố có thể mất ổn định.

          Trên cơ sở đánh giá, phân tích những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm, Đại hội rút ra 6 bài học kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn ở địa phương.

          Về mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2010 - 2015: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, tăng cường sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, nêu cao ý chí tự lực tự cường, năng động, sáng tạo, huy động và sử sử dụng tốt các nguồn lực, tranh thủ thời cơ phát triển kinh tế nhanh theo hướng bền vững; tạo bức chuyển biến cơ bản về cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội; làm tốt công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đối ngoại, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống của nhân dân.

     Đại hội đã bầu 13 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVIII:Lò Văn Thanh, Lường Văn Liên, Quàng Văn Púa, Lò Văn Thu, Cà Văn Xương,Lò Văn Thương,Lò Văn Thuận, Lò Văn Nọi, Bạc Cầm Khiêm, Lò Thị Sao,Lò Văn Thuận, Lò Văn Thoa, Lường Văn Pánh. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hànhĐảng bộ khóa XVIIIđã bầu 3 ủy viên Ban Thường vụ, đồng chí Lò Văn Thanh được bầu làm Bí thư, đồng chíLường Văn Liên được bầuchức vụPhó Bí thư (Chủ tịch ủy ban nhân dân); đồng chí Quàng Văn Púa được bầu Phó bí Thư Thường trực Đảngủy.

          Từ những phân tích khách quan, khoa học thực trạng kinh tế, xã hội của địa phương; quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ xã Mường Khiêng đã chỉ đạo, triển khai các biện phát đồng bộ, tiếp tục thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh, góp phầnxây dựng huyện Thuận Châu giầu mạnh.

          Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển, cơ cấu nông, lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, thâm canh tăng vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng sản lượng, khối lượng, giá trị cạnh tranh trên thị trường. Sản lượng lương thực có hạt giai đoạn 2011 - 2015 đạt 270tấn, bình quân lương thực đầu người năm 2015 đạt 350kg/người/năm.Tổng thu nhập bình quân mỗi năm 168 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 18 triệu đồng/người/ năm.

          Công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng được duy trì và thực hiện có hiệu quả. Trong 5 năm qua, tổng diện tích rừng tự nhiên là 2638,4 ha, rừng trồng 42,311 ha, rừng sản xuất 182,391 ha, nâng độ che phủ lên 57%. Công tác phòng chống cháy rừng được thực hiện tốt, trong 5 năm qua cũng có vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn xã nhưng không đáng kể.

Diện tích cây cao su 167 ha, diện tích đang chăm sóc 167ha tại các bản Nhốc, bản Khiêng, bản Hống, bản Hụn, bản Lứa A, bản Hang, so với kế hoạchđạt 85%.Tăng cường thâm canh diện tích cây trồng có hiệu quả, gắn với trồng mới theo quy hoạch phát triển quy mô hợp lý.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển về số lượng, theo hướng mô hình trang trại gắn với quy hoạch đồng cỏ, cơ cấu đàn, nâng cao chất lượng.Trong đó, có 1.430 con trâu (đạt 79% chỉ tiêu Nghị quyết), 1.224 con bò (đạt 62%);3.946 con dê (vượt 53% chỉ tiêu); 1.984 con lợn (đạt 66%); gia cầm các loại 32.133 con (đạt 71% chỉ tiêu). Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 26 ha, đạt 63% chỉ tiêu. Nguyên nhân là do xuất phát điểm của xã còn thấp, kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, điều kiện thời tiết, khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và triển khai tích cực.Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, góp công, hiến đất, huy động các nguồn lực triển khai xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa được đẩy mạnh.Đến ngày 5/3/2015,xã đã hoàn thành kế hoạch lập và duyệt đồ án, đề án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;đạt 4/19 tiêu chí xây dựng nông thông mới.Các chương trình, dự án hỗ trợ của nhà nước được Đảng bộ chỉ đạo, triển khai hiệu quả như: Chương trình dự án thủy lợi của bản Ỏ, bản Tộn Pợ, đường giao thông, nhà văn hóa bản, trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân xã, chương trình167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo làm nhà ở cho 270 hộ trên địa bàn xã, chương trình nâng cấp công trình thủy lợi bản Khiêng, bản Pục, chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

          Trong giai đoạn 2010–2015, toàn xã thu hút được 40 dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó 07 dự án công trình thủy lợi, 07 dự án nhà văn hóa, 06 dự án đường giao thông nông thôn, 17 dự án nước sạch, 01 dự án đầu tư xây dựng nhà lắp ghép của Ủy ban nhân dân xã, 01 dự án công trình nhà bán trú cho học sinh, 01 nhà lớp học 03 tầng 10 phòng học của Trường THCS Mường Khiêng; một nhà lớp học của trưởng Mầm Non Phong Lan I tổng vốn đầu tư ước khoảng trên 40 tỷ đồng. Các dự án đầu tư đều được đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội góp phần xoá đói, giảm nghèo và ổn định đời sống nhân dân.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy đã xây dựng nghị quyết chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch quản lý thu chi ngân sách, thực hiện tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu thu chi ngân sách bảo đảm cho các hoạt động của xã. Tổng thu ngân sách từ 2011 - 2015 ước đạt 17 tỷ đồng, mức tăng bình quân 20%/năm, trong đó thu trên địa bàn ước đạt 70 triệu đồng, mức tăng bình quân 20%/năm; tổng chi ngân sách từ năm 2011 - 2015 đạt là 17tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đến hết năm 2014 ước đạt 17 tỷ đồng.

Hoạt động tín dụng phát triển khá, đảm bảo yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã. Trong giai đoạn 2010 – 2015, toàn xãcó 774 lượt hộ được vay vốn với tổng số tiền dư nợ trên 13tỷ đồng, góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tài nguyên, môi trường, đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, tránh lãng phí và giảm thiểu mức độ ô nhiễm; tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường; thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng, tiếp tục phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; kết quả 100% các hộ gia  đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, 20% số hộ có đủ 3 công trình như nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước, 36/36 bản đều có khu nghĩa địa.

Phong trào giáo dục được củng cố, phát triển khá toàn diện, đội ngũ cán bộ giáo viên từng bước chuẩn hóa, trường học được xây dựng khang trang, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Trong 5 năm(2010 – 2015), toàn xã có 5 trường học, trong đó có 01 trường THCS, 2 trường Tiểu học và 02 trường Mầm Non với tổng số 127 giáo viên và 102 phòng học. Bậc tiểu học có 1.143 em học sinh, Trung học cơ sở có 716 học sinh, hệ mầm non có 689 cháu. Tỷ lệ huy động trẻ em đến trường đạt 98% trở lên. Học sinh tốt nghiệp lớp 5 vào lớp 6 đạt 98%; tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 97%.

Duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và tiểu học, Trung học cơ sở. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn hóa ở bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và lên lớp đạt từ 98 - 99%/năm. Năm học 2014-2015, xã Mường Khiêng có10 học sinh giỏi cấp huyện, 1 học sinh giỏi cấp tỉnh.

Chỉ đạo sát sao công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhất là công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi;tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm như dịch tay chân miệng, phòng chống bệnh dại, dịch sởi - Rubella;thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.

Đội ngũ cán bộ y tế xã, bản tiếp tục được nâng cao về số lượng, trình độ chuyên môn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh luôn được đảm bảo, do đó chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên rõ rệt. 

Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai, thực hiện có hiệu quả; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 12,42% (năm 2010); 14,61% (năm 2014); tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đạt 100%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 35,5% năm 2010 xuống còn 11,6% năm 2015.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tiếp tục được duy trì và phát triển toàn diện. Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về “xây dựng văn hóa Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, tạo sự chuyển biến trong nếp sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng dân cư. Đến hết năm 2014 toàn xã có 1.478 hộ gia đình văn hóa chiếm 76%, hiện toàn xã có 36 đội văn nghệ quần chúng thường xuyên hoạtđộng. Các phong trào luyện tập thể dục thể thao được đẩy mạnh, khuyến khích nhiều người tham gia luyện tập và thi đấu thể thao do Huyện tổ chức, đạt nhiều giải cao.

Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, đảm bảo an sinh xã hội. Đời sống của các đối tượng chính sách được cải thiện và nâng lên đáng kể, 63 hộ gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ tiền làm nhà ở. Công tác bảo trợ xã hội được quan tâm triển khai thực hiện, huy động được trách nhiệm của cộng đồng dân cư; chăm sóc các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kịp thời trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho người yếu thế, cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.Trong 5 năm  2010 – 2015, Đảng bộ xã đã chỉ đạo triển khai hiệu quả, kịp thời cho 270 hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg; hỗ trợ cứu đói giáp hạt cho các hộ dân đặc biệt khó khăn với tổng số gạo hỗ trợ hơn 12 tấn. Nhân dịp tết Nguyên đán trong 5 năm, xã đã quan tâmtặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em tàn tật mồ côi được 401 xuất quà với số tiền là 60.600.000 đồng.

An ninh chính trị, trật ựt xã hội ổn định. Chú trọng nâng cao hiệu quả chất lượng luyện tập, trong 5 năm 2010-2015 đã tổ chức thành công đợt diễn tập chiến đấu trị an; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 5 theo kế hoạch; thực hiện tốt công tác tuyển quân, gọi công dân nhập ngũ, từ năm 2010-2015 đã tổ chức tuyển chọn 24 công dân nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu giao hàng năm.Trên địa bàn xã không còn hiện tượng học và truyền đạo trái phép; di dịch cư tự do[45]; hoạt động mê tín dị đoan; không có đơn thư khiếu nại vượt cấp; quản lý tốt người nước ngoài đến địa bàn.

Công tác quốc phòng được nền nếp. Tổ chức biên chế lực lượng dân quân của xã 128 đồng chí, được biên chế 01 trung đội cơ động và 01 trung đội phòng không, biên chế 28 tổ dân quân tại chỗ và 03 binh chủng bảo đảm.

Thực hiện Quyết định 62/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết chế độ chính sách đối với các đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia và giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975,Đảng bộ xã đã tổ chức chi trả được 35 người; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp trên xét hưởng theo chế độ đối vớinhững đối tượng đủ điều kiện.

Công tác phòng chống HIV/AIDS được quan tâm tuyên truyền đến các bản, đơn vị trường học, trạm y tế đóng trên địa bàn. Vai trò của các tổ chức đảng và đảng viên, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được phát huy; nội dung và phương thức hoạt động ngày càng thiết thực, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo,đảm bảo lợi ích, vai trò giám sát của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hoá, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; chủ động, tích cực tham gia các nhiệm vụ chính trị của địa phương; tích cực đấu tranh phòng chống ma tuý, xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Đảng ủy đã lãnh đạo thành công Đại hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể theo nhiệm kỳ; phối hợp với các tổ chức thành viên phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức hiệu quả phong trào đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương ái, phong trào lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo; thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng quy ước, hương ước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phát huy vai trò, trách nhiệm trong tham gia xây dựng chính quyền. Tổ chức tốt 2 đợt lấy phiếu tín nhiệm đối với 7 chức danh do đại biểu Hội đồng nhân dân bầu và tổ chức 30 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Hội đồng nhân dânvới khoảng 12.000 cử tri tham dự. Qua đó đã phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; thể hiện quyền làm chủ và trách nhiệm của người dân, góp phần xây dựng nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, giám sát hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân, sự điều hành quản lý của Ủy ban nhân dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phối hợp với Thường trực HĐND tổ chức 14 đợt giám sát trên các lĩnh vực như: thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giám sát việc thực hiện các chương trình xã hội hóa, giám sát các chương trình, dự án trên địa bàn… Việc giám sát đã đảm bảo về nội dung và chất lượng, tổ chức thành công việc bầu chức danh trưởng bản.

Tiếp tục quan tâm chăm lo lãnh đạo, chỉ đạo và củng cố, kiện toàn các tổ chức đoàn thể. Chú trọng đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đoàn viên, hội viên; nêu cao tinh thần gương mẫu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy vai trò của các đoàn thể trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và các phong trào hành động do cấp uỷ và đoàn thể cấp trên tổ chức. Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã, các đoàn thể đã đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đã đề ra; tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Quan tâm xây dựng tổ chức vững mạnh; thu hút, tập hợp đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia hoạt động của các đoàn thể; phát hiện, bồi dưỡng và giới thiệu đoàn viên, hội viên ưu tú để Đảng xem xét, kết nạp. Chăm lo thiết thực đến quyền lợi của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo.

Cải cách thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục, trình tự trong quá trình giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được triển khai tích cực, thực hiện tốt các cơ chế chính sách về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phù hợp với tình hình của địa phương, đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công, trong xây dựng cơ bản và quản lý đất đai trên địa bàn, phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; không để xảy ra các hành vi sai phạm, nâng cao niềm tin của nhân dân.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giáo dục chính trị tư tưởng từng bước được đổi mới cả nội dung và hình thức; thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, học tập quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đã góp phần nâng cao nhận thức, chuyển biến về hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng cơ hội, cục bộ, bè phái mất đoàn kết nội bộ… Việc xây dựng và tổ chức triển khai chương trình hành động và sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đạt kết quả khá tốt; qua đó kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả. Từ năm 2006 - 2009, Đảng bộ xã đã cử 8 đồng chí cán bộ chuyên trách đi đào tạo trình độ sơ cấp chính trị tại huyện, 9 đồng chí bí thư chi bộ, 3 đồng chí cán bộ xã dự nguồn học lớp trung cấp hành chính nhà nước. Công tác đánh giá, phân loại đảng viên, công chức, viên chức hàng năm kịp thời, thực chất hơn;số đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm tỷ lệ đạt bình quan 50%; 50% chi bộ trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém. Đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh 4 năm liền.[46]

Công tác kiểm tra của Đảng bộ và xử lý kỷ luật trong Đảng và đảng viên được tăng cường. Từ năm 2006 - 2009 UBKT Đảng bộ đã tiến hành kiểm tra được 11 chi bộ, kiểm tra theo điều 30 điều lệ Đảng được 9 chi bộ chủ yếu là hướng dẫn giáo dục cách tổ chức sinh hoạt Đảng, lập sổ thu, chi Đảng phí, việc triển khai nghị quyết cấp trên. Kiểm tra 3 chi bộ có dấu hiệu vi phạm, có đơn thư khiếu nại tố cáo. Tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tăng cường kiểm tra nắm bắt đơn vị chi bộ cơ sở, vận động nhân dân giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện nếp sống mới ở khu dân cư, không mê tín dị đoan.

Tăng cường xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ; phân công nhiệm vụ phụ trách từng lĩnh vực và địa bàn cho từng đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hànhĐảng bộ xã nhằm tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Qua đó, việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, hiệu quả công tác của mỗi đảng viên được nâng lên; số tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm. Chia tách, thành lập mới được 04 chi bộ và thành lập được 6 chi bộ Cụm bản, kết nạp được 69 đảng viên bằng 92% nghị quyết đại hội đề ra, chuyển chính thức cho 58 đảng viên. Tính đến năm 2015, toàn Đảng bộ xã có 31 chi bộ trực thuộc với 240 đảng viên; còn 01 trường học chưa có chi bộ. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt nhằm đảm bảo tính kế thừa trong cấp uỷ.

Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm đối với các chi bộ trực thuộc và đảng viên trong việc thực hiện Điều lệ và các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương và các quy định đối với đảng viên. Qua đó đã phát huy những mặt tích cực và kịp thời uốn nắn những sai sót, khuyết điểm của tổ chức Đảng và đảng viên. Đã tổ chức kiểm tra, giám sát  theo Điều 30 Điều lệ Đảng đối với 14 chi bộ và 15 đảng viên; kiểm tra, giám sát theo Điều 32 Điều lệ Đảng được 17 cuộc; quyết định cảnh cáo cho thôi việc đối với 1 đảng viên, khiển trách đối với 7 đảng viên.

Công tác lãnh đạo xây dựng, củng cố chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng có sự đổi mới.Công tác giám sát của Hội đồng nhân dân đảm bảo đúng luật, sát với thực tiễn địa phương, tổ chức giám sát các chương trình dự án như chương trình xây dựng nhà lớp học, chương trình xoá nhà tạm, các chính sách an sinh xã hội của xã. Thường trực Hội đồng nhân dân xã phối hợp với tổ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc giám sát các dự án bồi thường, công tác đền bù giải phóng mặt bằng các điểm tái định cư nhà máy Thuỷ điện Sơn La tại xã. Ý thức trách nhiệm của người đại biểu nhân dân được nâng lên. Tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân 10 cuộc.Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đảm bảo đúng luật định; xử lý sai phạm phát sinh tại cơ sở, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân được kịp thời, hiệu quả.Công táctuyên truyền, giáo dục hội viên, đoàn viên đạt hiệu quả, nhất là về chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, luật an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ.

Công tác Dân vận của Đảng bộ xã có sự đổi mới phương thức hoạt động nhằm phát huy dân chủ, sâu sát quần chúng; gắn tuyên truyền, vận động với chăm lo lợi ích thiết thực của nhân dân; hướng dẫn và tổ chức nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước; tập trung lãnh đạo công tác quần chúng tham gia thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Đảng ủy, chính quyền, Ban Công an, Ban Chỉ huy quân sự và các ban, ngành, đoàn thể của xã đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn chủ trương Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX đề ra,Ban Chấp hành Đảng bộ đã chủ động chỉnh sửa, bổ sung quy chế làm việc; ban hành nghị quyết lãnh đạo, xây dựng chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ sát với tình hình thực tế của địa phương. Duy trì tốt chế độ giao ban với các chi bộ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể, hội ý, họpBan Thường vụ. Chất lượng nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy từng bước được đổi mới; quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt của các chi bộ; kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; chú trọng nâng cáo chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát phát hiện, xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp xảy ra.

Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX tổ chức năm 2015. Đại hội đã đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, triển khai các nhiệm vụ giai đoạn 2010-2015, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội bầu 13 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ (…). Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu 3 ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, đồng chí  Lò Văn Thanh được bầu làmBí thư, đồng chíLò Văn Thuận làmPhó bí thư (Chủ tịch UBND), đồng chí Lò Văn Thoa được bầu làm Phó bí thư Thường trực.

10năm (2005 - 2015) phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh giành được nhiều thành tích quan trọng. Tuy nhiên cũng còn mặt hạn chế, yếu kém, kinh tế tăng trưởng chưa bền vững; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ một số ngành còn chậm, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm địa phương chưa cao, công tác quy hoạch và quản lý sau quy hoạch còn hạn chế, hệ thống hạ tầng các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh phát triển chậm. Hệ thống thiết chế văn hóa, nhất là ở vùng cao rất khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân; chất lượng giáo dục - đào tạo có mặt còn hạn chế. Chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng kết hôn cận huyết thống còn xảy ra; kết quả xóa đói giảm nghèo; phòng, chống và kiểm soát ma túy chưa vững chắc. Công tác sơ kết, tổng kết một số chủ trương, chính sách ở cơ sở có việc chưa kịp thời, có mặt còn hình thức; việc cụ thể hóa nghị quyết vào thực tế địa phương, đơn vị có nội dung còn lúng túng, hiệu quả chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên còn hạn chế.

Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể quần chúng có mặt còn hạn chế; sự phối hợp có việc chưa chặt chẽ, công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân có việc chưa kịp thời, kém hiệu quả. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số chi bộ còn yếu chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng ở một số chi bộ chất lượng, hiệu quả chưa cao.



[1]Theo Lý lịch đảng viên của Tòng Văn Nại (bản Muôn) ghi về quá trình công tác của ông: Từ năm 1945 đến năm 1954 làm xã đội phó xã Mường Khiêng…Lý lịch ông Quàng Văn San (bản Tạng ?) ghi: từ năm 1945 đến năm 1961 làm cán bộ thuế, ủy viên ban đổi công…); Lý lịch ông Quàng Văn Hinh (bản Khiêng) ghi: từ 1954 làm giáo viên xã Mường Khiêng…Như vậy, qua những tư liệu nêu trên, xã Mường Khiêng là đơn vị hành chính có thể từ năm 1945.

[2] Báo cáo ngày 14/12/1989 của Ban Thường vụ Đảng ủy xã Mường Khiêng về Đợt khảo sát cơ sở Đảng của của Đảng bộ; tài liệu lưu VP Đảng ủy xã.

[3] Lò Văn Piệng là cai khố xanh đã từng đóng ở ngục Sơn La, được các chiến sĩ cách mạng nhà ngục tuyên truyền giác ngộ cách mạng.

[4]. Mường Lầm thời kỳ này thuộc Thuận Châu, năm 1953 thành lập huyện Sông Mã, Mường Lầm thuộc về Sông Mã.

[5] Ngày 25-3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 148-SL bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận; cấp trên cấp xã và dưới cấp tỉnh nhất luật gọi là huyện.

[6] Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La tập I (1939 – 1954); Cty TNHH thương mại Tùng Long, Sơn La 2014; tr 72.

[7] Đội du kích xã Mường Khiêng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp gồm có: Quàng Văn Hinh ở bản Tộn, Bạc Cầm Chaư ởbản Khiêng,  Cà Văn Thái ở bản Han, Cà Văn Yên ở bản Hang, Cà Văn Nhọt ở bản Nuống,  Quàng Văn Món ở bản Sát, Lò Văn Phúc ở bản Ỏ, Lò Văn Món ở bản Sát,  Quàng Văn Sinh ở bản Tứn, Cà Văn Lẻ ở bản Pục. Sau cácông Quàng Văn Hinh, Quàng Văn chaư, Cà văn Yên bỏ đi làm lính Pháp.

[8] Báo cáo của Ban Thường vụ tỉnh ủy tại hội nghị cán bộ toàn tỉnh ngày 25-12-1949 (mục tình hình phát triển Đảng).Tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Sơn La.

 

[9] Tư liệu do Đảng ủy xã cung cấp.

[10]Thư gửi đồng bào khu tự trị Thái - Mèo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

[11]Hội nghị cán bộ toàn tỉnh ngày 27.01.1954 ra Nghị quyết về chỉnh lý ruộng đất; tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo tỉnh ủy.

[12]Theo lý lịch đảng viên của các đồng chí Quàng Văn Hinh, Cà Văn Xiên; tài liệu lưu tại Đảng ủy xã Mường Khiêng.

[13]Theo lý lịch đảng viên của các đồng chí Cà Văn Hao, Lò Văn Kinh; tài liệu lưu tại Văn phòng Đảng ủy xã.

1Tìm hiểu Lịch sử Đảng CSVN qua các Đại Hội và Hội nghị TW (1930 - 2002), tr416, 428, NXB laođộng 2003.

[14]Theo lý lịch đảng viên của các đồng chí Lò Văn Trực, Bạc Cầm trực.Tài liệu lưu tại Văn phòng Đảng ủy xã.

[15] Căn cứ tài liệu được ghi trong sổ đảng viên lưu tại xã, phần ghi về các đồng chí Bạc Cầm Trực , Lò Văn Hốm, Quàng Văn Tiêng.

[16] Thực hiện Chỉ thị 192 CT/TW ngày 26.10.1971 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng, đồng chí Quàng Văn Món vi phạm lịch sử chính trị, bị đưa ra khỏi Đảng.

[17]Hồ Chí Minh; Toàn tập, Tập 9.Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, Tr 438.

[18]Lịch sử Đảng bộ huyện Thuận Châu (1945-2000).NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tr.151.

[19]Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La, tập 2 (1954 – 1975), Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tr. 94.

1Cuộc vận động này được phát động từ năm 1963.

[20]Theo thống kê của Ban Tổ chức huyện ủy. Những đảng viên vi phạm nội dung Chỉ thị 192 chủ yếu về lịch sử chính trị; trong số đảng viên vi phạm có 1 đảng viên là Bí thư Chi bộ, 1 đảng viên là Phó chủ tịch UBHC xã; tài liệu lưu tại VP huyện ủy.

[21] Thực tế, sau một thời gian ngắn (khoảng 2 đến 3 năm) thành lập, hầu hết các HTX toàn xãở huyện Thuận Châu đều giải thể, trở lại quy mô nhỏ.

[22] Lịch sử đảng bộ Thuận Châu, tr.200

[23]Sđd, tr4.

[24] Báo cáo và Đề án Đại hội đại biểu lầ thứ XI Đảng bộ huyện Thuận Châu, năm 1979; tài liệu lưu tại VP huyện ủy.

[25]Bốn chương trình vệ sinh tuyên truyền trong giai đoạn này tập trung vào vận động nhân dân xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm, xây dựng chuồng trại xa nhà ở, xây dựng hố rác.

[26] Chỉ thị số 100 –CT/TW của Ban bí thư TW Đảng ra ngày 13.1.1981 về khoán sản phẩn cuối cùngđến nhóm và người lao động.

[27]Theo Sổđảng viên của Chi bộ xã Mường Khiêng; tài liệu lưu tại VP Đảngủy xã.

[28] Báo cáo ngày 12/9/1989 về Khảo sát cơ sở Đảng của Đảng ủy xã Mường Khiêng; tài liệu lưu tại VP Đảng ủy xã.

[29] Tư liệu do Đảng ủy xã cung cấp.

[30] Tài liệu do Đảng ủy xã cung cấp.

[31] Chức danh các ngành trước 1989 có 22 chức danh, sau khi xắp sếp lại chỉ còn 16 chức danh gồm: Bí thư Đảng ủy; Phó bí thư, Chủ tịch UBND; Thường trực đảng uỷ kiêm chủ tịch Hội nông dân; Phó chủ tịch kiêm Trưởng công an, thanh tra; Phó công an kiêm tư pháp, Xã đội trưởng, xã đội phó kiêm TBXH; Ủy viên thư ký UBND kiêm văn hóa - giáo dục; Trưởng ban thống kế, kế hoạch, lao động, Trưởng ban nông, lâm, thủy lợi, giao thông, chăn nuôi, thú ý; Trưởng trạm y tế; Trưởng trạm bưu điện; Bí thư đoàn xã; Hội trưởng phụ nữ; Chủ tịch UBMTTQ xã.

[32] Báo cáo ngày 14/2/1989 của Ban Thường vụ Đảng ủy về Kết quả khảo sát cơ sở đảng xã Mường Khiêng; tài liệu lưu tại VP Đảng ủy xã.

[33] Báo cáo và đề án Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ XV, ngày 18.10.1991, Tr.19, lưu tại Văn phòng Huyện ủy Thuận Châu.

[34] Diện tích khai hoang ruộng nước tăng chậm, năm 1989 toàn xã có 80 ha ruộng, đến năm 2000 đạt 95 ha.

[35] Quyết định số 1729/QĐ - UB của UBND tỉnh Sơn La về việc chọn đơn vị thi công các công trình: Trường PTCS xã Mường Bám, xã Co Tòng, xã Mường Khiêng huyện Thuận Châu (bản lưu tại văn phòng huyện ủy Thuận Châu).

[36]Quyết định về việc công nhận cấp ủy cơ sở của BTV huyện ủy Thuận Châu với Đảng bộ Mường Khiêng số 1344/QĐ-HU ngày 19/9/2000.Tài liệu lưu Văn phòng huyện ủy Thuận Châu.

[37]Báo cáo kết quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng ủy xã Mường Khiêng lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2001 - 2005), tr3, 4. Tài liệu viết tay lưu văn phòng Đảng ủy xã Mường Khiêng.

[38]Báo cáo kết quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng ủy xã Mường Khiêng lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2001 - 2005), tr5. Tài liệu viết tay lưu văn phòng đảng ủy xã Mường Khiêng.

 

[39] Báo cáo về quá trình thực hiện các mục tiêu PCGD THCS xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu tháng 12 năm 2005, tr.6. Tài liệu lưu xã Mường Khiêng.

[40] Gồm các đồng chí: Lò Văn Thu - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. (Từ năm 2005 - 2007 là CT MTTQ); (Từ Năm 2005 - 2007 là Quàng Văn Nọi - bản Pợ là Phó CT HĐND),đồng chí Cà Văn Xương - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; đồng chí Lò Văn Thương - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, đồng chí Lò Văn Thuận - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã. (sinh 1960 tại Bản Hống). (Từ năm 2007 mới là chủ tịch UBMTTQ xã), đồng chí Lò Văn Nọi - Trưởng Công an xã, đồng chí Bạc Cầm Khiêm - Bí thư Đoàn xã, đồng chí Bạc Thị Thâng - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã và Bạc Cầm Khộ - Chỉ huy trưởng Quân sự xã.

[41] Diện tích trồng ngô tăng một phần do có thêm 03 bản tái định cư.

[42] Báo cáo kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã khóa XVIII nhiệm kỳ 2005 - 2010; phương hướng nhiệm vụ khóa XIX nhiệm kỳ 2010 - 2015 của Đảng bộ xã Mường Khiêng, tr.1, tài liệu lưu văn phòng UBND xã Mường Khiêng.

[43] Báo cáo tổng kết phát triển KT - XH, AN - QP năm 2007, nhiệm vụ trọng tâm giải pháp và phương hướng công tác năm 2008 của UBND xã Mường Khiêng, tr.2. Tài liệu lưu UBND xã Mường Khiêng.

[44] Báo cáo tổng kết năm 2006 của Đảng bộ xã Mường Khiêng, ngày 5/01/2007, tr1, 2. Tài liệu lưu văn phòng Đảng bộ xã Mường Khiêng.

[45] Tuy nhiên, một số vụ việc về tranh chấp đất đai giữa bản Nuống Há xã Mường Khiêng với bản Co Sản xã Liệp Tè; giữa bản Bon xã Mường Khiêng với bản Nà Ten xã Bó Mười.

 

[46] Báo cáo kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã khóa XVIII nhiệm kỳ 2005 - 2010, phương hướng nhiệm vụ khóa XIX nhiệm kỳ 2010 - 2015 của Đảng bộ xã Mường Khiêng, tr.3, tài liêu lưu văn phòng UBND xã Mường Khiêng.

          

                    

image advertisement

image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XàMƯỜNG KHIÊNG

Địa chỉ: Bản Khiêng, Xã Mường Khiêng, Huyện Thuận Châu, Sơn La

Email: